Thông tin về Buzz

Chí sách bảo mật thông tin

    Chúng tôi biết rằng sự riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân rất quan trọng đối với người dùng, vì vậy chúng tôi cam kết nổ lực tối đa bảo vệ sự riêng tư của bạn. Chính sách bảo mật mô tả cách thức chúng tôi thu thập và xử lý các thông tin cá nhân khi bạn sử dụng dịch vụ của BuzzMarketing.vn. Khi bạn đồng ý sử dụng dịch vụ của BuzzMarketing.vn, có nghĩa là bạn hoàn toàn đồng ý với các nội dung chúng tôi nếu trong Chính sách bảo mật này. Chúng tôi có thể sửa đổi nội dung của chính sách bằng cách đăng một bản sửa đổi lên BuzzMarketing.vn, phiên bản sửa đổi có hiệu lực kể từ thời điểm đăng tải.

1.Thông tin chúng tôi thu thập

Để có thể sử dụng đầy đủ các tiện ích trên BuzzMarketing.vn, bạn cần cung cấp các thông tin cá nhân của mình. Chúng tôi có thể thu thập các thông tin sau về bạn: Tên công ty, cửa hàng, đơn vị kinh doanh Họ Tên, tuổi, địa chỉ cư trú Email, số điện thoại di động, số điện thoại bàn Địa chỉ IP (Internet Protocol), loại trình duyệt web (Browser), tốc độ đường truyền, số trang bạn xem, thời gian bạn viếng thăm, những địa chỉ mà Browser này truy xuất đến. Chúng tôi bảo vệ và lưu trữ thông tin cá nhân của bạn như thế nào? Chúng tôi lưu trữ và xử lý thông tin cá nhân của bạn trên máy chủ, chúng tôi bảo vệ nó bằng các biện pháp bảo vệ vật lý, điện tử bao gồm: tường lửa, mã hóa dữ liệu và thủ tục áp dụng theo quy định của luật bảo mật thông tin. BuzzMarketing.vn thực thi kiểm soát truy cập vật lý vào các thông tin, và chúng tôi chỉ cho phép truy cập thông tin cá nhân đối với những nhân viên cần nó để hoàn thành trách nhiệm công việc của họ trong hệ thống BuzzMarketing.vn

  • Thông tin cá nhân của bạn sẽ được chúng tôi lưu trữ nhằm mục đích:
  •  Cung cấp thông tin, các dịch vụ và sự hỗ trợ theo yêu cầu của bạn
  • Gửi email thông báo các chương trình, sự kiện tiêu biểu của chúng tôi
  • Giải quyết các tranh chấp, các vấn đề phát sinh liên quan đến việc sử dụng website
  • Ngăn chặn các hoạt động phạm pháp hoặc bị cấm được nêu trong Quy định sử dụng
  • Đo lường và cải thiện các dịch vụ của chúng tôi
  • So sánh, đối chiếu tính chính xác của thông tin mà bạn cung cấp với bên thứ ba

2.Tiết lộ thông tin của bạn

Chúng tôi cam kết không cung cấp thông tin cá nhân của bạn cho bất kỳ bên thứ ba nào. Tuy nhiên, chúng tôi có thể tiết lộ thông tin cá nhân của bạn trong một số trường hợp dưới đây:

  • Chúng tôi được bạn đồng ý tiết lộ những thông tin này
  • Bên thứ ba mà bạn ủy quyền hoặc cho phép có yêu cầu chúng tôi cung cấp thông tin cá nhân của bạn
  • Theo yêu cầu pháp lý hay từ một cơ quan chính phủ hoặc nếu chúng tôi tin rằng hành động đó là cần thiết nhằm tuân theo các yêu cầu pháp lý hoặc chiếu theo luật pháp
  • Cho các bên thứ ba khác mà chúng tôi có liên doanh, liên kết để cung cấp các dịch vụ trên BuzzMarketing.vn hoặc các dịch vụ mới có liên quan đến BuzzMarketing.vn

Ngoài những trường hợp nêu trên nhưng không giới hạn, chúng tôi sẽ không công bố thông tin cá nhân của bạn cho bên thứ ba nào khác trừ khi chúng tôi hoàn toàn tin rằng, sự công bố này là cần thiết nhằm ngăn chặn những thiệt hại vật chất hoặc tài chính do các yếu tố có dấu hiệu phạm pháp có thể gây ra.

3.Sử dụng Cookies

     Cookie là một file dữ liệu được đặt trên đĩa cứng của bạn bởi máy chủ của Buzzmarketing.vn.Chúng tôi sử dụng Cookie để cá nhân hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian trựctuyến của bạn.

    Cookie sẽ giúp chúng tôi nhận ra bạn nếu bạn truy cập vào nhiều trang trên trang web củachúng tôi trong cùng một phiên, do đó chúng tôi không cần phải hỏi mật khẩu của bạn trênmỗi trang. Sau khi bạn đăng xuất hoặc đóng trình duyệt, cookie này sẽ hết hạn và khôngcòn có bất kỳ tác dụng nào. Bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối dùng cookie. Hầu hết những Browser tự động chấp nhận cookie, nhưng bạn có thể thay đổi cài đặt để từ chối tất cảnhững cookie nếu bạn thích. Tuy nhiên, nếu bạn chọn từ chối cookie, điều đó có thể gâycản trở và ảnh hưởng đến một số dịch vụ và tính năng phụ thuộc vào cookie tại BuzzMarketing.vn.

Read More
Thông tin về Buzz

Về BuzzMarketing

      Bạn có bao giờ ngạc nhiên rằng, nhiều ca sĩ thương mại hiện nay chấp nhận bị chỉ trích vì những phát ngôn ngông cuồng của mình trước những ngày tung ra MV mới? Tại sao shopee sẵn sàng ném một đống tiền chỉ để mời CR7 cầm quả bóng và diện bồ đồ mang màu sắc cam thương hiệu trong vài giây ngắn ngủi? Câu trả lời đơn giản nhưng cũng thuyết phục nhất chính là Buzz marketing. Vậy Buzz Marketing là gì, hiệu quả truyền thông của Buzz Marketing như thế nào. Điều gì tạo nên sự khác biệt của hiệu ứng Buzz?

1. Bạn đã hiểu Buzz marketing là gì?

      Chắc bạn còn nhớ, trong chuyến bay trở về của đội tuyển U23 với vị trí là Á quân giải vô địch Châu Á 2018, cư dân mạng Việt Nam được dịp dậy sóng với cách ăn mừng không giống ai của ông bầu “Bikini” Vietjet. Trong sự kiện đó, Vietjet sẵn sàng nộp phạt số tiền lên đến hàng chục triệu đồng chỉ để tung ra bộ ảnh mát mẻ của vũ nữ trong suốt cả ngày trình bay trên sóng truyền hình quốc gia và sự chú ý hàng chục triệu người hâm mộ Việt. Bên cạnh báo chí, truyền thông làm ầm ĩ suốt cả một thời gian, những bức ảnh chế, phản hồi bình luận từ hài hước đến phê phán lại làm làn sóng tẩy chay Vietjet lan rộng. Tuy xuất phát từ chiều hướng tiêu cực, nhưng thương hiệu trắng đỏ của Vietjet được cơ hội hiếm hoi để nổi đình đám mà không cần quảng cáo. 

     Đối với giới Marketer Việt Nam, ví dụ về Vietjet cũng chỉ là minh họa điển hình cho hình thức Buzz marketing ( Marketing lan truyền) khi tạo ra bão tiêu cực. Vậy Buzz Marketing là gì?

     Thực chất, Buzz Marketing là hình thức tiếp thị lan truyền nhờ chủ yếu vào hình thức truyền miệng ( Word - of - mouth hay WoM) để thu hút sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ, sự kiện thương hiệu trên quy mô nhỏ hoặc lớn như mạng xã hội. Khác với phần lớn ấn phẩm quảng cáo cố gắng đang xây dựng hiệu ứng tích cực thì Buzz Marketing là phương thức thức cố gắng thu hút sự chú ý bằng cả tiêu cực và tích cực. Đó có thể những lời phàn nàn, những phản hồi, lời chỉ trích...miễn sao đối tượng khách hàng mà những Advertiser hướng tới có thể nhận diện được thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và càng nhiều lượt truy cập trên mạng xã hội.

     Buzz Marketing hiện nay là loại hình tiếp thị gần như phổ biến nhất chỉ sau Inbound Marketing và vượt hiệu quả của các hình thức tiếp thị truyền thống ( quảng cáo trên TV, Telesales, email Marketing…). Tuy nhiên, không phải bất kì một Buzz Marketing nào cũng làm vừa lòng công chúng và mang lại hiệu quả ngay từ đầu. Bên cạnh những ấn phẩm nhận được phản hồi tích cực hay mang lại những hiệu ứng tốt có thể nhìn  thấy, nhiều ấn phẩm bị bài xích, chỉ trích và vì thế mất khách hàng. Đâu là ẩn số trong chiến dịch này? Thực ra, nó là thuộc về quyết định của advertiser - người mua quảng cáo rằng, họ có sẵn sàng “thắng ăn cả, ngã về không” hay không để lựa chọn cho mình phương thức Buzz marketing phù hợp nhất hay không?

2. Bạn có biết, Buzz marketing gồm những loại nào không?

2.1. Truyền thông gây tranh cãi ( tại ra những controversial)

     Dĩ nhiên, thị hiếu của con người luôn muốn hướng đến những điều gây sốc, thị phi…đánh vào tâm lý đó mà không ít marketer đã hướng vào điều này để PR thương hiệu, điều này hay đến từ các vụ tạo scandal để “giải phóng” MV của các ca sĩ vì mục đích thương mại hay đơn giản như ví dụ của Vietjet nêu trên. Dù được đánh giá là phương thức “rẻ tiền” và tác dụng 50: 50 song nó vẫn được áp dụng một cách khá phổ biến vì hút được không ít công chúng tò mò.

2.2. Truyền thông Bí mật và bật mí

     Bạn có bao giờ đặt ra dấu hỏi cho việc rò rỉ thông tin về sản phẩm mới từ Iphone, Samsung mà mãi không thấy giải mã nguyên nhân trước mỗi lần phát hành. Nếu đúng như nhiều chuyên gia tiếp thị nhận xét, thực chất đây chỉ là hình thức Buzz Marketing gọi là truyền thông bí mật và bật mí. Trong phương thức này, tận dụng một phần thông tin “sơ hở” của một sản phẩm đáng ra được giữ kín để kích thích sự tò mò của khách hàng, thu hút họ quan tâm tìm kiểu, từ đấy đạt được hiệu quả truyền miệng to lớn.

2.3. Truyền thông gây sốc

     Hình thức này được áp dụng những chiến dịch đi ngược lại những gì trong khả năng thông thường của con người hoặc sản phẩm. Bạn chắc đã xem các video trên Youtube của nhiều thánh gây sốc với các tựa đề như “ điều gì xảy ra khi ăn một lúc 20 quả trứng vịt lộn, thử độ bền của Iphone X thời điểm mới ra bằng cách...đập bỏ...Xu hướng này được xem để giải trí của một bộ phận nhưng lại có tính lan tỏa cao nhất vì chúng được nhiều trang ăn theo và chia sẻ trên mạng xã hội.

2.4. Truyền thông tận dụng yếu tố hài hước

     Bên cạnh việc gây chú ý bởi thông tin sốc, những video hài hước cho quảng cáo tiêu biểu như của tài khoản Youtuber  Thánh Lồng tiếng, mang nội dung giải trí vừa truyền tải thông điệp thông qua phương thức khuếch đại chất lượng của sản phẩm. Bạn còn nhớ quảng cáo sữa Đậu nành của Vinasoy không? Hình ảnh diễn viên sau khi uống xong ly sữa và đập vỡ cả chiếc ghế đá hay hình ảnh quảng cáo Băng vệ sinh Doctor care vừa các tác dụng thấm hút... cả ao cá, vừa hạ sốt...trong MV của Blogger Hậu Hoàng...không? thực chất đây là minh chứng có một không hai cho sự phát triển của xu hướng truyền thông hài hước hiện nay đấy.

2.5. Truyền thông độc đáo

      Marketer nào cũng mong muốn tạo ra một nội dung độc lạ bởi chẳng công chúng nào có hứng thú với những video có nội dung bị lặp lại hoặc đơn thuần là giới thiệu sản phẩm trên màn ảnh qua những con đường PR nhạt nhẽo. Truyền thông độc đáo được nhiều marketer lựa chọn thông qua những video âm nhạc. Một trong những thương hiệu đang ứng dụng xu hướng này hiện nay có thể kể đến Bitis hunter với series “Đi để trở về” - vừa thôi thúc khám phá, trải nghiệm và rồi nhận ra nhà mới là nơi ấm áp nhất hay Tiki qua hàng loạt những video trăm triệu view của Jack và CKCM như Sóng gió hay Bạc phận...với thông điệp…” ở đâu cần Tiki có, giao hàng mọi lúc, mọi nơi”. Cũng tiếp cận quảng cáo, song tính thú vị của MV và bắt tai của âm nhạc của ca sĩ nổi tiếng làm tăng mạnh hiệu quả truyền thông.

      Đến đây, bạn đã nắm rõ được Buzz marketing rồi chứ, nhưng chưa dừng những điểm thú vị của loại hình tiếp thị truyền miệng này. Bạn có biết Buzz Markerting thành công dựa trên những yếu tố nào không?

3. Những yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của Buzz marketing

     Bạn biết rằng, Buzz marketing là tiếp thị truyền miệng song không đơn thuần là dùng những thủ thuật để tạo sốc, tạo song thu hút sự chú ý, nó cũng không thể tự sinh ra nếu chúng ta không có một kế hoạch rõ ràng. Để thành công được, trước hết chúng ta cần một nội dung, một thông điệp thật hay và phù hợp với đối tượng khách hàng bạn hướng tới. Khi quảng cáo về các sản phẩm dầu ăn, nước mắm...các marketer sẽ hướng người xem vào tình cảm gia đình như nhà là nơi để về - thông điệp gần gũi này dễ đi vào lòng của công chúng và từ đó làm họ nhớ đến. Hãy chiến dịch quảng cáo về sữa của Vinamilk, các nhà tiếp thị hướng đến việc uống sữa là góp thêm một phần nhỏ của mình vào giấc mơ đến trường của trẻ em nghèo mà tập đoàn này tài trợ. Việc đề cập đến những thông điệp này có làm khả năng lan truyền của quảng cáo mạnh mẽ hơn.

     Thứ hai, bên cạnh, nội dung và thông điệp, ý tưởng trong quảng cáo được gọi là từ khóa. Đó là các tạo hình nhân vật, yếu tố gây bất ngờ ở khía cạnh hài hước, sốc và tích cực...quan trọng là ý tưởng độc đáo và liên quan đến tính năng của sản phẩm và có tác dụng kích thích đối tượng khách hàng đích. Ví dụ: Chèn các sản phẩm của các advertiser trong các MV chế hay lồng tiếng từ những đoạn trailer của những bộ phim nổi tiếng...quan trọng là có ý tưởng để xây dựng kịch bản.

     Thứ ba, bạn biết rằng, nội dung, thông điệp có hay đến đâu, ý tưởng có độc đáo, thú vị đến mấy nhưng quảng cáo đó đặt không đúng chỗ, không được tiếp cận bởi khách hàng đích thì không có ý nghĩa gì. Bạn cần biết “tạo sóng” cho quảng cáo của mình. Một trong những “ mặt trận” tạo sóng tốt nhất hiện nay chính là mạng xã hội. Facebook với hơn 3 tỷ người dùng, Instagram, Zalo...tất cả, bạn cần chia sẻ những video này lên mạng xã hội. Sức sống của video hay hiệu quả lan truyền thông điều của nhãn hàng của bạn sẽ phụ thuộc đến 80% vào những lượt shares, lượt bình luận, lượt thích. 

     Thêm vào đó, các thương hiệu đẩy mạnh việc trải nghiệm sản phẩm như các buổi học thử tiếng Anh hay mua 2 tặng 1 sản phẩm mới, đây cũng được xác định là phương thức khá hữu ích để tăng lượt quan tâm của khách hàng đến sản phẩm và thương hiệu của bạn. 

      Không quá nhiều đúng không, nhưng những chiến lược này này cực kỳ quan trọng để làm nên khái niệm Buzz Marketing là gì ngày hôm nay cũng như hiệu quả mạnh mẽ của nó trong việc thu hút người dùng và tăng doanh số

4. Vì sao Buzzmarketing.vn ra đời?

    Buzzmarketing.vn ra đời với định hướng mang lại sản phẩm tốt nhất cho những nhà khởi nghiệp với nguồn vốn ít nhưng đòi hỏi sự chuyên nghiệp ngay từ ban đầu, hay nói cách khách chúng tôi giúp bạn xây 1 nền móng vững chắc để bạn có thể tạo ra sự đột phá, như slogan buzzmarketing " đột phá để thành công "

5. Dịch vụ chúng tôi cung cấp?

  • Thiết kế Website thương mại điện tử
  • Thiết kế LadingPage bán hàng
  • Thiết Kế LadingPage Bất Động Sản
  • Dịch vụ quảng cáo Google quản lý tài khoản Google
  • Dịch vụ quản lý Website và quản lý VPS/Server
Read More
Use Case

Hướng dẫn sử dụng Thrive Leads [Thrive Themes] để xây dựng Email List hiệu quả

Opt-In PopUp Form luôn là một trong những giải pháp hàng đầu giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi toàn bộ website không chỉ riêng landing page và Thrive Leads (sản phẩm của Thrive Themes) là một trong những WordPress plugin có nhiều chức năng cao cấp trên thị trường.

Thrive Themes đã xây dựng một hệ sinh thái bao gồm rất nhiều sản phẩm RẤT MẠNH chủ yếu tập trung vào giá trị chuyển đổi và sự thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn là một fan hay một thành viên VIP của Thrive Themes thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua bài viết này. Bởi vì, tôi sẽ hướng dẫn bạn đi từ cách dùng cơ bản của Thrive Leads sang sử dụng MASTER các kỹ thuật cao cấp của Thrive Lead mà hầu như các bạn không tận dụng được hết.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ Opt-in thích hợp thì hãy xem bài viết này như nguồn tham khảo.

Thrive Leads không dừng ở việc tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Landing Page, bạn cũng có thể áp dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho toàn website bao gồm cả blog.

Thrive Leads là gì?

Bạn đừng nhầm Thrive Leads như một dịch vụ email marketing. Thrive Leads dễ hiểu chỉ đóng vai trò như là một CẦU NỐI giữa website của bạn và các dịch vụ email marketing. Một công cụ phụ trợ cho email marketing hay CRM.

Khách hàng tiềm năng (Leads) sẽ điền thông tin trên website của bạn nhờ vào Form của Thrive Leads. Sau đó, Thrive Leads sẽ chuyển thông tin đó sang các dịch vụ email marketing để tạo danh sách email list hay quản lý thông tin danh bạ.

Tại đây, các dịch vụ email marketing sẽ phụ trách mọi việc còn lại.

Mục đích của Thrive Leads khá rõ ràng: GIÚP BẠN XÂY DỰNG EMAIL LIST NHANH HƠN.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng Thrive Leads để điều hướng traffic đến bất cứ landing pages nào bạn muốn bằng các PopUp bắt mắt.

Tại sao nên dùng Thrive Leads thay vì dùng Form builder từ các nhà cung cấp Email Marketing?

Đa số các nhà cung cấp dịch vụ email marketing đều có sẵn NATIVE opt-in form để kết nối với website của bạn.

Vậy tại sao bạn không sử dụng?

Vấn đề ở chỗ tỷ lệ chuyển đổi KHÔNG hiệu quả.

  1. Thiết kế “xấu”.: Khả năng tùy biến đơn điệu và hạn chế. Không có mẫu tạo sẵn bắt mắt chuyên nghiệp, thiếu hiệu ứng chuyển động,…trong khi đó thiết kế đóng góp không nhỏ cho tỷ lệ chuyển đổi.
  2. Không cá nhân hoá.: Rất khó để bạn phân loại và cài đặt những PopUp “đúng người đúng chỗ”. Đây là một phần khó và phức tạp mà tất cả mọi người hướng đến vì nó tăng tỷ lệ chuyển đổi rất hiệu quả. Rất tiếc các nhà cung cấp email marketing không đủ SỨC MẠNH để làm việc này (thậm chí là CRM).
  3. Khó cài đặt.: Bạn sẽ ngạc nhiên vì tưởng rằng Native opt-in sẽ dễ cài đặt cho website hơn. Một số nhà cung cấp email marketing như Mailchimp sẽ có thể tạo được form opt-in. Sau đó bạn làm gì để nhúng vào website? Bạn copy và paste mã nhúng vào site? Tôi không nghĩ vậy, luôn có lý do đằng sau khi mà nhiều bạn thích dùng plugin liên kết với Mailchimp thay vì nhúng form Mailchimp trực tiếp, đơn giản vì nó không dễ cài đặt sao cho “như ý”. Cài đặt đã không như ý thì làm sao bạn có thể chuyển đổi “như ý”?
  4. Thiếu tính năng cao cấp.: Các nhà cung cấp email marketing đơn giản chỉ hỗ trợ bạn tạo opt-in form ở mức cơ bản mà thôi. Các tính năng nâng cao sẽ không có cơ hội được thêm vào như A/B test, cá nhân hoá,… Những tính năng này rất lợi hại cho việc gia tăng chuyển đổi theo thời gian.
Như Mailchimp Embedded Form có thiết kế vô cùng đơn điệu

Tỷ lệ chuyển đổi tương ứng với doanh thu, nên rất chính đáng khi mà rất nhiều bạn đang đầu tư Thrive Leads hay toàn bộ Membership ThriveThemes để tăng tỷ lệ này.

Làm quen với Thrive Leads

Vì đây là phần rất quan trọng nên thật khó có thể bỏ qua. Bạn không thể hiểu cách dùng Thrive Leads khi bạn không hiểu các loại Thrive Leads form của nó.

Thrive Leads có thể tạo 10 loại Opt-in form sau

  1. Lightbox Pop-up.: Bạn có thể xem như PopUp toàn màn hình. Một dạng PopUp dễ gây cảm giác phiền toái cho người đọc nếu bạn lạm dụng nó. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả cho chuyển đổi là tốt nhất.
  2. Sticky ribbon.: Thanh ngang PopUp hiển thị ở trên cùng hoặc dưới cùng của trang. Cảm giác giống như một mẫu thông báo đã quá quen thuộc hàng ngày nên hầu như không ai thấy phiền nữa.
  3. Inline Form.: Đây là dạng bạn nên dùng, mang tính tự nhiên nhất. Ít gây khó chịu nhất và mang lại hiệu rất tốt.
  4. 2-step Opt-in form. Bắt đầu bằng một PopUp gây tò mò, khi người đọc nhấp vào nút CTA thì mẫu PopUp thứ 2 hiện ra. Là dạng PopUp hiệu quả trên di động vì màn hình nhỏ. Ngoài ra, cũng dùng để phân loại leads giúp các dịch vụ email marketing liên kết làm việc hiệu quả hơn.
  5. Slide-in. Một dạng PopUp trượt, cảm giác giống như bạn đang chat. Khuyết điểm cũng chính là nó che đi nút Live Chat nếu có trên website của bạn.
  6. Opt-in Widget.: Nếu blog bạn có Sidebar thì đây là dạng PopUp hiệu quả cao. Tuy nhiên, nó sẽ chiếm diện tích màn hình và gây mất đối xứng bố cục trang làm giảm cảm giác thoải mái khi xem.
  7. Screen Filter Layout.: Giống như một dạng nâng cao của Lightbox. Dạng PopUp này có hình nền khác biệt so với Lightbox và tăng khả năng hiển thị tập trung hơn. Hiệu quả chuyển đổi là cao nhất vì không còn gì gây phân tán sự chú ý của ngưỡi xem nữa ngoài PopUp.
  8. Content lock. Dạng khoá hiển thị nội dung và người đọc “bị bắt buộc” phải cung cấp email để mở khoá. Cá nhân, tôi ghét loại này nhất vì nó gây ra tư duy không tự nguyện và ức chế. Đây là những biểu hiện tiêu cực hơn là tích cực.
  9. Scroll mat.: Là loại PopUp toàn màn hình nhưng được cuốn xuống như một cửa cuốn. Khá khó chịu, bạn nên dùng cẩn thận.
  10. Yes/No multi choice form.: Là dạng PopUp trả lời câu hỏi Yes hay No. Đây là một bẫy tâm lý hiệu quả và bạn nên thể vận dụng nó tối đa.
Lightbox Pop-up
Lightbox Pop-up
Sticky ribbon
Inline Form
2-step Opt-in form
Slide-in
Opt-in Widget

Screen Filter Layout

Content lock

Scroll mat

Yes/No multi choice form

Quy trình tạo một Thrive Leads cơ bản

Trước hết bạn cần hiểu khái quát Thrive Leads hoạt động như thế nào trước khi đi sâu vào các tuỳ chỉnh chi tiết hay kỹ thuật nâng cao. Quy trình để tạo một Thrive Leads cơ bản gồm các bước sau

Chọn đúng loại Leads để bắt đầu

Khác với các loại Leads Form tôi đã liệt kê ở mục trên, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn ngay từ lúc bắt đầu.

Trong khi Leads Form giúp bạn hình dung ra được loại lead đó sẽ HIỂN THỊ như thế nào với người xem, thì “Thrive Leads” sẽ quy định cách VẬN DỤNG các loại leads form đó trên website của bạn.

Nói cách khác, “Thrive Leads” sẽ quy định, quản lý hiển thị, đưa ra các quy tắc,…để KIỂM SOÁT Leads Form.

Do tên gọi “Thrive Leads” trùng với loại leads nên khá dễ bị khó hiểu. Có lẽ ThriveThemes nên gọi tên các loại Thrive Leads thành Leads Type sẽ dễ hiểu hơn cho người dùng.

Do đó, bắt buộc bạn phải tạo Leads Type trước khi tạo Leads Form.

Thrive Leads có 4 loại sau tương ứng với từng MỤC ĐÍCH sử dụng khác nhau.

  1. Lead Groups.: Mục đích là để bạn tạo đồng loạt các PopUp form và quy định tất cả leads form đó xuất hiện ở trang nào trên website. Bạn có thể tạo nhiều Lead Groups khác nhau và sắp xếp độ ưu tiên hiển thị nếu trùng Leads Form.
  2. Lead Shortcode.: Bạn chỉ có tạo inline Leads Form và Content Lock với Lead Shortcode. Không phải dạng PopUp. Bạn được tự do dùng PHP code hay copy Shortcode và dán vào bất cứ đâu bạn thích trên website. Rất tiện lợi.
  3. ThriveBoxes.: Loại Leads Type này sẽ giúp bạn tạo được “click trigger” PopUP. Khi người đọc nhấn vào link trên bài viết thì PopUp sẽ hiển thị. Cũng có thể áp dụng để tạo nút bấm CTA tăng chuyển đổi.
  4. Signup Segue.: Đây là một dạng đặc biệt không phải dùng để tạo email list mà thay vào đó để nhằm mục đích tăng tỷ lệ chuyển đổi khi đăng ký sự kiện như các loại Webinar. Loại Leads Type này cực kỳ hữu dụng khi phối hợp với Email Marketing với danh sách email có sẵn, khách hàng sẽ không cần đăng ký MỘT LẦN NỮA khó chịu của các Webinar. Họ chỉ cần bấm vào “link đặc biệt” trong email bạn gửi là sẽ tự động đến trang xác nhận đã đăng ký luôn.
Lead Groups và Lead Shortcode
ThriveBoxes và Signup Segue

Tóm lại khi:

  • Bạn cần tạo PopUp form bất kỳ thì sẽ dùng Lead Groups.
  • Bạn cần tạo Inline Form (chèn vào Widget Sidebar hay nội dung bài viết) thì dùng Lead Shortcode.
  • Bạn cần tạo Click PopUp (nhấp vào link để PopUp hiển thị) thì bạn dùng ThriveBoxes.
  • Bạn cần loại bỏ sự phiền phức vì bắt khách hàng đăng ký 2 lần cho webinar (email list phải có sẵn) thì bạn dùng Signup Segue.

Thiết kế Leads Form

Sau khi đã chọn được Leads Type đúng nhu cầu, bạn bắt đầu tạo mới các Leads Form.

Bạn chọn những mẫu thiết kế sẵn ưng ý nhất và bắt đầu. Các thiết kế mẫu này rất phong phú và thiết kế rất đẹp. Đây là điểm mạnh của Thrive Leads.

Giao diện thiết kế các Form của Thrive Leads

Tôi xem như bạn có thể kiểm soát dễ dàng ở bước này.

Kết nối Lead Forms với các nhà cung cấp email marketing

Thrive Leads cung cấp cho bạn sẵn danh sách những nhà cung cấp dịch vụ email marketing phổ biến trên thị trường.

Bạn cần thiết lập kết nối các dịch vụ email marketing ở Thrive Dashboard
Chọn dịch vụ Email Marketing mà Thrive Leads hỗ trợ chính thức

Dựa vào danh sách này, bạn cần khai báo API của từng nhà cung cấp email marketing.

Bạn phải đảm bảo rằng mình đã có sẵn tài khoản email marketing và biết cách lấy API tài khoản của bạn.

Đa phần sẽ trong phần cài đặt tài khoản và nằm ở thẻ API.

Nếu bạn không biết cách lấy API ở bất cứ nhà email marketing trong danh sách của Thrive Leads thì hãy để lại bình luận bên dưới cuối bài viết này, tôi sẽ giúp bạn.

Tại sao lại cần khai báo API để kết nối với Thrive Leads?

Thrive Leads cần những API này để giao tiếp với các nhà cung cấp email marketing để chuyển thông tin đã thu thập được như tên và địa chỉ email.

Từ đây, các dịch vụ email marketing sẽ giúp bạn tiếp thị tự động theo quy tắc bạn đã cài đặt trước.

Ví dụ: Mailchimp là một dịch vụ email marketing mà Thrive Leads hỗ trợ. Bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

  1. Tìm API của Mailchimp trong tài khoản của bạn.
  2. Dán API keys của Mailchimp vào API Conection của Thrive Leads và hoàn tất.
Đăng nhập vào Mailchimp > Account > Extra > API keys
Dán API của Mailchimp vào API Connection (Không stick chọn Mandrill Connection)

Mandrill Connection chỉ dành cho tài khoản Mailchimp trả phí. Nếu bạn dùng tài khoản Mailchimp miễn phí bạn không nền stick vào.

Nếu nhà cung cấp email marketing bạn dùng không nằm trong danh sách của Thrive Leads thì sao?

Bạn hãy tìm hiểu kỹ thuật nâng cao ở mục bên dưới.

Cấu hình cài đặt Thrive Leads để hiển thị mục tiêu

Bạn cần định hình được rằng PopUp sẽ được phân loại theo 4 cấp để hiển thị mục tiêu cho chính xác.

  1. Thiết bị hiển thị.: Bạn sẽ cho phép PopUp hiển thị chỉ trên máy tính (desktop) hay chỉ muốn hiển thị trên di động (mobile và tablet) hay tất cả.
  2. Nơi hiển thị trên website.: Trang chủ, trang đặc biệt (404 page), một trang landing page cụ thể, một bài blog post cụ thể hay thiết lập hiển thị tự động toàn bộ cho blog, categories, tags,…
  3. Vị trí hiển thị trên màn hình.: Quy định các vị trí hiển thị khác nhau trên màn hình máy tính (hoặc điện thoại).
  4. Cách kích hoạt hiển thị.: Hay còn gọi là “trigger”. Bạn có thể quy định hiển thị ngay lập tức khi người đọc tải trang (vừa xem trang là PopUp nhảy ra lập tức), thời gian xem (vào trang đọc 30 giây sau PopUp hiển thị), phần trăm nội dung (dựa theo phần trăm độ dài bài viết), hết trang (bottom reach), bấm vào link kích hoạt (click trigger),…

1. Thiết bị hiển thị (desktop, mobile)
2. Nơi hiển thị trên website (Post, Page, Category, Tags,…)
3. Vị trí hiển thị trên màn hình (trên, dưới, trái, phải,…)
4. Cách kích hoạt hiển thị

Kiểm soát hiển thị PopUp như ý muốn là phần rất cơ bản bạn phải nắm vững. Cách cài đặt hiển thị của Thrive Leads nói chung là hơi rắc rối vì phần hiển thị này không nằm chung một chỗ mà lại rải rác trong các bước.

Thậm chí, nhiều khi bạn còn quên bật PopUp hiển thị luôn nếu không để ý. Mặc định các PopUp mới đều ở tình trạng “Tắt” hiển thị trên thiết bị.

Cài đặt thông báo khi có Leads mới

Vẫn chưa kết thúc, bạn cần thực hiện một bước cuối cùng đó là cài đặt thông báo khi có người điền form xong.

Thông báo này không phải dành cho người đã điền form mà là thông báo cho bạn.

Mục đích không gì khác hơn là THEO DÕI tính hiệu quả và kiểm tra quá trình mà bạn đã cài đặt có đúng không. Người điền form có nhận được email tự động hay không (kiểm tra bên dashboard của email marketing).

Ngoài ra còn để bạn kiểm tra độ hiệu quả của phép thử A/B test.

Thrive Leads chỉ dùng email thông báo và bạn nên soạn sẵn nội dung email thông báo đó sao cho bạn nhìn thấy được càng nhiều thông tin Leads càng tốt.

Bước này thành bại chủ yếu là bạn có cài đặt được SMTP cho Thrive Leads hay không. Kết hợp cùng với thông báo WordPress (thông báo hiện ra ở WordPress dashboard).


Thiết lập Notification Manager
Cách soạn một email thông báo
Để chắc ăn, cài thêm thông báo bằng WordPress (thông báo sẽ hiện trong Thrive Leads Dashboard)
Bước quan trọng: Cài đặt SMTP cho Thrive Leads bằng API

Có vẻ Thrive Leads đang dùng các API đã cũ và không cập nhật. Bạn có thể không thể kết nối được với một số dịch vụ SMTP như Mailgun và Mailreplay. Hi vọng họ sẽ sửa lỗi.

Nếu bạn không thể kết nối SMTP của Thrive Leads thì hãy cài đặt plugin WP SMTP thay thế cho đơn giản vấn đề. Công dụng cũng tương tự.

Các Kỹ thuật nâng cao khi dùng Thrive Leads

Không để bạn nhàm chán khi bạn đã nắm rõ về Thrive Leads. Tôi sẽ hướng dẫn bạn một số kỹ thuật nâng cao hơn trong một số hoàn cảnh cụ thể để bạn tham khảo.

Cách kết nối với một số dịch vụ email marketing không được hỗ trợ

Mặc dù Thrive Leads đã có kha khá danh sách các nhà cung cấp dịch vụ email marketing cho bạn qua API Connetion. Nhưng Thrive Leads không thể cập nhật liên tục toàn bộ các email marketing mới như bạn mong muốn.

Để giải quyết một số bạn sẽ dùng Zapier

Đây là giải pháp không hoàn hảo, tôi không bao giờ khuyến khích bạn dùng Zapier bởi vì tốn phí và quan trọng nhất là nó không “Phản hổi tức thì”. Thử tưởng tượng khách hàng của bạn nộp Form và 15 phút sau mới nhận được email trong hộp thư. Liệu họ có hài lòng?

Rất may, Còn một cách khác đó là dùng HTML Form. Đây là cách Thrive Leads có thể gửi thông tin thẳng đến nhà cung cấp Email Marketing của bạn thông qua Form “native” của chính nhà cung cấp email marketing đó.

Cụ thể hơn, tôi sẽ dùng Moosend để hướng dẫn bạn, một dịch vụ email marketing siêu đơn giản từ bảng giá cho đến sử dụng, hỗ trợ cả Woocomerce và miễn phí. (1.000 danh bạ và gửi email không giới hạn tùy thích).

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Tạo được HTML Form trong Moosend và Copy.
  • Bước 2: Trong bước bạn thiết kế Form, nhấp vào Form (Lead Generation) và chọn HTML Code > Paste vào ô HTML Code.
  • Bước 3: Tùy chỉnh lại một chút để Thrive Leads Form hiển thị như ý. Hoàn tất.
Bước 1: Tạo HTML Form trong Moosend (Mailing List > List > Generate subscribe form)
Bước 2: Nhấp vào Form (Lead Generation) và chọn HTML Code > Paste vào ô HTML Code
Bước 3: Tùy chỉnh Form lại một chút

Thrive Leads của bạn đã sẵn sàng để gửi trực tiếp đến Email Marketing rồi đấy.

Trong quá trình thử nghiệm MỘT VÀI Thrive Leads có thể bị phá hủy thiết kế mẫu bởi vì HTML Form. Thrive Leads vẫn chưa hoàn hảo trong việc nhúng HTML form. Thay vì chuyển đổi HTML Form và “map” với các trường gốc của Thrive Leads, Thrive Leads lại dùng “nửa này nửa kia” nên bị lỗi.

A/B Test cho Thrive Leads

Bạn sẽ không thể tìm thấy nút A/B Test khi bạn chỉ có 1 Form trong một Thrive Leads Form. Bắt buộc bạn có nhiều hơn một Form khi đó bạn mới có thể sử dụng chức năng A/B Test.

Clone thêm 1 Form để nút A/B Test xuất hiện

Thông thường bạn sẽ bắt đầu trước một Form sau đó sẽ clone Form đó để bắt đầu phép thử A/B Test.

Nếu không clone thì bạn cũng có thể tạo Form mới cùng một Thrive Leads Form để kiểm tra Leads nào tốt hơn.

Thrive Leads cho phép bạn A/B Test và tự động chọn ra Leads nào tốt nhất. Đây là một tính năng tuyệt vời mà không phải PopUp plugin nào cũng cung cấp.

Luôn tìm ra Form tốt hơn và cứ lặp lại quá trình Test sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi dần dần theo thời gian. Là chức năng cao cấp mà bạn phải biết tận dụng.

Một khi bạn đã bật A/B Test, bạn sẽ không thể chỉnh sửa lại Form. Và khi bạn muốn chỉnh sửa lại Form bạn phãi tắt chiến dịch A/B test và bắt buộc bạn xóa tất cả Form đã clone để test. Hãy cân nhắc trước khi dừng chiến dịch A/B Test.

Không thể Edit Form được nữa khi chạy A/B Test
Khi chọn ra Winner sẽ tự động xóa tất cả các Form còn lại

Hướng dẫn sử dụng Content Locking (Khóa nội dung)

Thông thường khóa nội dung (content locking) được sử dụng như một kỹ thuật để ÉP người đọc thực hiện một hành động nào đó thì mới có thể mở khóa nội dung.

Một số trang web khác dùng content locking để bắt người đọc phải nhấn nút like hay share nội dung trên mạng xã hội như một điều kiện để mở khóa nội dung.

Một số khác sẽ BÁN đúng nghĩa đen, bạn chỉ có thể mở khóa khi trở thành thành viên VIP và đương nhiên bạn phải trả phí.

Với Thrive Leads thì content locking dùng để thu thập thông tin email người đọc cho tiếp thị sau này.

Cách sử dụng

  1. Tạo Lead Shortcode
  2. Bật Content Locking
  3. Tạo và thiết kế Lead Form như bình thường
  4. Chèn Shortcode vào nội dung bài viết hay bất cứ trang nào bạn muốn
Bật Content Locking trong Lead Shortcodes
Cách dùng Content Locking
Cotent Locking hiển thị froent-end của website bạn

Cơ chế khóa content của Thrive Leads dựa vào Shortcode. Vì vậy, có thể nói nó không hề thân thiện khi bạn dùng Gutenberg editor. Nếu bạn dùng Content Locking hãy dùng Classic Block của Gutenberg để dùng sẽ tiện hơn.

Cách tạo nhanh một Opt-in Inline Form cho Blog

Thrive Leads cho phép bạn tạo nhanh Inline Content bằng Shortcode với Leads Shortcode rất chuyên nghiệp.

Thông thường sẽ có 2 vị trí mà bạn sử dụng Inline Content đó là Sidebar của Blog và Cuối mỗi bài viết.

Bạn sẽ cần tạo 2 form trong Lead Shortcode:

  1. Một Form cuối bài viết.: Form cuối bài viết sẽ có thiết kế dạng banner để phù hợp với nội dung của bài viết. Bạn có thể quyết định chèn vào đầu hoặc cuối bài viết hoặc cũng có thể chèn vào khu vực Footer của blog tùy sở thích.
  2. Một Form cho Sidebar.: Mặc định các mẫu thiết kế sẽ có dạng Banner ngang hơn là dạng dọc. Bạn cần phải chỉnh sửa một chút thiết kế để phù hợp với dạng dọc như không dùng cột mà dùng dòng theo thứ tự từ trên xuống. Thrive Leads sẽ tự động điều chỉnh chiều ngang cho phù hợp với chế độ “auto width”.
Tạo và thiết kế Inline Content Form như bình thường
Sau khi đã thiết kế form xong, Copy shortcode vào Sidebar (theme)

Bạn có thể dùng Shortcode chèn bất cứ đâu trên website của bạn tương đối đơn giản. Từ Post cho đến Landing page và hỗ trợ hầu hết các landing page với Text Element.

Với các theme có sẳn theme hook như Suki theme và Astra thì bạn có thể tạo custom layout và chèn shortcode này bất cứ vị trí nào của site như mong muốn.

Do Inline Content rất dễ bị spam bạn nên dùng Google reCAPCHA tích hợp sẵn trong Thrive Leads để kháng Spam hoặc dùng Double-Optin của dịch vụ email marketing để lọc spam.

Muốn chèn vào Sidebar của blog, bạn chỉ đơn giản dùng Widget Text. Copy và dán shortcut vào Text Widget là hoàn tất.

Cách tự động “loại bỏ” bước đăng ký Webinar khi dùng email marketing

Thrive Leads cung cấp cho bạn một công cụ rất tiện lợi đó là Signup Segue.

Bình thường khi bạn muốn gửi link đăng ký các sự kiện Webinar (GotoWebinar, Zoom, EverWebinar,…) bạn phải vào email marketing soạn email và chèn link đăng ký Webinar vào email mẫu để gửi.

Khi khách hàng bạn nhận được email sẽ nhấn vào link và chuyển sang một trang landing page để điền thông tin và email của mình MỘT LẦN NỮA. Đây là lý do một số khách hàng “bận rộn” sẽ bỏ qua nhanh vì cảm thấy phiền phức.

Để bỏ qua quá trình phiền phức này bạn sẽ dùng Thrive Leads Signup Segue để “pass” thông tin của khách hàng qua trực tiếp cho các nền tảng Webinar bằng MỘT đường link đặc biệt. Người nhận email chỉ cần nhấn vào link là đăng ký xong Webniar và được chuyển thẳng đến trang xác nhận đăng ký thành công.

Để tạo ra Link đặc biệt đó, bạn cần thực hiện như sau:

  1. Tạo mới Signup Segue
  2. Kết nối dịch vụ Webinar
  3. Chỉnh Redirect Setting
  4. Copy Link vừa được tạo
  5. Chèn link đó vào Email soạn cho khách hàng
  6. Chỉnh sửa link cho phù hợp (tùy nền tảng email marketing)

Bạn hãy xem dùng Moosend để tạo Signup Segue như bên dưới


Tạo mới Signup Segue: thêm Webinar bạn dùng và tạo sẵn trang xác nhận đăng ký thành công trên site của bạn
Chọn phần mềm Webinar bạn sử dụng (chỉ trong danh sách hỗ trợ của Thrive Leads)
Copy Link từ Signup Segue vừa tạo vào trong trình soạn email của phần mềm Email Marketing
Bất cứ Email nào có chức năng thêm “Personal” là bạn có thể sử dụng Signup Segue

Sau khi đã chèn thành công, bạn có thể gửi email này cho tất cả danh sách list bạn muốn. Người nhận email chỉ cần nhấn vào link để xác nhận có tham gia Webinar hay không. Không cần điền thông tin gì thêm nữa.

Câu hỏi thường gặp khi dùng Thrive Leads

Có thể dùng Script form như HTML Form theo hướng dẫn trên?

KHÔNG. Bạn không thể dùng Script Form để map các trường cho bất cứ dịch vụ nào, không chỉ riêng Thrive leads.

Thrive Leads có thoả chính sách GDPR?

CHỈ MỘT PHẦN. Mặc dù ThriveThemes có đề cập Thrive Leads hỗ trợ chính sách GDPR với việc thêm vào ô đồng ý chấp nhận thu thập thông tin. Nhưng cơ bản tôi thấy rằng ThriveLeads không thỏa GDPR hoàn toàn bởi vì Thrive Leads lưu thông tin người dùng ở WordPress và không phải ai cũng có thể đảm bảo có thể bảo mật thông tin, xử lý thông tin hay dùng AWS hosting để đảm bảo việc này.Có thể dùng Thrive Leads ở nền tảng khác ngoài WordPress?Thrive Leads là PopUp plugin hoàn hảo nhất?Thrive Leads có thể dùng độc lập?Có thể dùng Thrive Leads để phục vụ bán sản phẩm?Nên mua Thrive Leads độc lập hay Thrive Membership?Thrive Leads có giá $67/năm có cao?Đang dùng Thrive Architect thì có nên “sắm” Thrive Leads?

Thrive Leads là PopUp plugin hoàn hảo nhất?

KHÔNG. Bởi vì không có sản phẩm nào là hoàn hảo, bạn chỉ có thể tận dụng tối đa các điểm mạnh của sản phẩm để đem lại lợi ích lớn nhất cho bạn. Quyết định cuối cùng có sử dụng hay không nằm ở bạn, vì chỉ có bạn mới có thể đo lường được hiệu quả đem lại của Thrive Leads.

Thrive Leads có thể dùng độc lập?

ĐÚNG. Mặc dù nằm trong hệ sinh thái sản phẩm ThriveThemes nhưng Thrive Leads vẫn là một plugin độc lập và bạn có thể sử dụng cho mọi theme mà bạn muốn.

Có thể dùng Thrive Leads để phục vụ bán sản phẩm?

ĐƯỢC MỘT PHẦN. Bạn có thể dùng Thrive Leads như những Banner thông báo như có khuyến mãi, coupon mà không cần người đọc điền Form. Chủ yếu dẫn dắt người đọc vào Sales Funnel của bạn.

Nên mua Thrive Leads độc lập hay Thrive Membership?

Nếu bạn làm Blog thì chỉ nên mua Thrive Leads độc lập. Nhưng nếu bạn xây dựng các trang website để bán sản phẩm hay tiếp thị dịch vụ thì nên đầu tư Thrive Membership vì có lợi hơn với toàn bộ sản phẩm ThriveThemes sẽ thích hợp hơn.

Thrive Leads có giá $67/năm có cao?

CÓ…Trong trường hợp bạn không thể xây dựng email list hiệu quả trong thời gian một năm thì xem như bạn đầu tư lỗ. Nhưng nếu bạn xây dựng email list siêu tốc nhờ Thrive Leads thì xem như quá rẻ. Hãy cân nhắc vào khả năng của mình trước khi đầu tư.

Đang dùng Thrive Architect thì có nên “sắm” Thrive Leads?

CÓ THỂ. Bởi vì Thrive Leads có thiết kế rất đồng bộ với Thrive Architect nên đem nhiều lợi ích cho diện mạo toàn site. Nếu bạn dùng plugin khác thì bạn phải chỉnh sửa lại tốn nhiều thời gian hơn.

Lời kết…

Để sử dụng Thrive leads điều chắc chắn là bạn phải có tài khoản Email Marketing (hoặc CRM) để kết nối sử dụng dịch vụ và lưu danh bạ.

Tiếp theo, bạn phải có tài khoản SMTP để gửi thông báo về email của mình mỗi khi có người mới đăng ký để bạn có thể theo dõi và kiểm soát.

Điểm đáng tiếc của Thrive Leads là các dịch SMTP không hề dễ kết nối. bản thân mình đã thất bại trong việc kết nối Mailgun và Mailreplay. Nếu bạn chưa biết thì API thường hay thay đổi và bắt buộc phải cập nhật khá thường xuyên, nếu không sẽ không thể kết nối được. (Tôi đoán API đó chưa được cập nhật).

Đáng lý ra Thrive Leads cần thêm lựa chọn sử dụng cách đăng nhập SMTP truyền thống như username và password để trong trường hợp API chưa kịp cập nhật người dùng vẫn có thể sử dụng thoải mái.

Một điều nữa đó là các Thrive Leads không có lựa chọn cài đặt Goal để ngăn chặn hiển thị lại pop-up cho những người đã trở thành leads. Bạn chỉ có thể giới hạn số lần hiển thị trong ngày với một người xem mà thôi.

Template của Thrive Leads được thiết kế khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên kích cỡ khá to và hiệu ứng chuyển động vẫn chưa mượt. Bạn cần phải điều chỉnh lại nếu không muốn làm giảm trải nghiệm người dùng.

Thrive Leads vẫn được ThriveThemes cập nhật khá thường xuyên vì vậy sớm hay muộn các khuyết điểm này cũng sẽ được cải thiện dần và hoàn thiện hơn nữa.

Trong quá trình làm hướng dẫn Thrive Leads, bạn cảm thấy khó hiểu hay gặp vấn đề ở đâu hãy để lại bình luận bên dưới để thảo luận nhé!

Author writer by Cường Trần in CuongThach.com

Read More
Use Case

Cách cấu hình SEOPress Pro từ A-Z để SEO website hiệu quả

Hướng dẫn bạn cách cấu hình SEOPress Pro để SEO website một cách tốt nhất có thể. Không có cấu hình chung nào dùng cho tất cả mọi người vì nó tuỳ thuộc nhu cầu và loại website mà bạn đang vận hành, nhưng bạn cần một “kiểu mẫu” để dựa vào tham khảo.

WordPress nổi tiếng về SEO không không chỉ vì sở hữu nhiều theme thân thiện với SEO mà còn có rất nhiều SEO plugin QUÁI VẬT.

Không khó để bạn tìm thấy một plugin SEO mạnh mẽ và ổn định nhưng để cân bằng giữa giá thành và hiệu năng thì SEOPress Pro là một trong những ứng cử viên đáng giá.

Cách dùng rất quan trọng, dù bạn có nắm trong tay bảo đao thì cũng sẽ vô dụng nếu bạn chỉ biết dùng để cắt rau quả. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cấu hình plugin SEOPress nhưng đồng thời qua đó cũng giúp bạn có thêm nhiều điều thú vị hơn về SEO.

Mặc dù SEOPress đã có phần cài đặt tự động nhưng sẽ không chi tiết bởi vì như tôi đã đề cập ở trên mỗi người sẽ cấu hình SEO khác nhau tuỳ vào website đang vận hành thuộc dạng nào và độ lớn của website.

Chú ý: Bài viết này thiết kế dành cho blogger nên sẽ tối ưu riêng cho blog. Nếu bạn đang muốn cấu hình website ecommerce, local business hay landingpage thì bạn cần phải dựa vào hướng dẫn này và phát huy phù hợp với nhu cầu của mình.

SEOPress Pro là gì?

SEOPress là một WordPress SEO plugin miễn phí tương tự như Yoast SEO free mà đa phần bạn đều quen thuộc. SEOPress hiện đang có hơn 70.000 website lựa chọn cài đặt và
được đánh giá 4.9/5 sao từ hơn 400 người dùng yêu thích SEOPress.

SEOPress Pro là phiên bản trả phí của SEOPress và cũng là plugin trả phí giá cực kỳ hợp lý. Bạn chỉ cần trả $39/năm cho không giới hạn website và mở khoá những tính năng nâng cao hấp dẫn như Custom Schema, SEOPress Bot, Redirections,…Rất thích hợp khi bạn sở hữu nhiều website hoặc làm dịch vụ về website khách hàng.

SEOPress Pro được tôi rất tin dùng và sử dụng cho hầu hết website bởi vì tính ổn định, dễ sử dụng, tính năng hữu ích và rất nhẹ.

Nếu bạn thắc mắc về tính năng giữa SEOPress miễn phí và SEOPress Pro hãy tham bảng so sánh tổng hợp giữa SEOPress với Yoast SEO và AIO plugin tại trang so sánh tính năng của SEOPress

#1. Title và Metas – Cách cấu hình phần quan trọng nhất trong SEO website

Ảnh hưởng trực tiếp đến SEO vì tác động trực tiếp đến tỷ lệ CTR (tỷ lệ nhấp trang). Không quá khó hiểu khi hầu hết các SEO plugin đều đừa lên đầu tiên.

1.: Home – Cấu hình thẻ mô tả trang chủ của website

  • Separator. Tuỳ theo sở thích của bạn, nhưng tôi khuyên bạn dùng dấu ":" thay vì những biểu tượng khác bởi vì tiết kiệm được độ dài của toàn bộ Title so với dùng "-".
  • Site title. Bạn có thể tuỳ chỉnh bằng dạng văn bản cố định. Tuy nhiên cách tốt nhất là dùng biến WordPress như sau %%sitetitle%%%%sep%% %%tagline%% vì mỗi khi bạn thay đổi tagline thì Title trang chủ sẽ tự động thay đổi theo, rất tiện lợi.
  • Meta description. Phần diễn giải cho chủ đề blog của bạn. Nên chứa từ khoá cốt lõi mà bạn tập trung thì tốt hơn.
  • Title và description metas của Blog CuongThach

    2.: Single Post Type – Cấu hình thẻ mô tả từng bài blog đơn

    Posts [post] – Các bài blog post đơn

  • Title template. Bạn có thể cấu hình tiêu đề bài viết chỉ là %%post_title%% nếu muốn ưu tiên hiển thị tối đa tiêu đề bài viết dài nhất có thể và tôi thích cách này hơn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh về thương hiệu công ty, bạn dùng %%post_title%% %%sep%% %%sitetitle%% để có tên thương hiệu ở ngay sau cuối mỗi tiêu đề bài viết.
  • Meta description template. Phần này bạn nhớ để trống vì bạn sẽ khai báo phía dưới mỗi bài viết. Tránh dùng %%post_excerpt%% vì nó sẽ thay thế phần khai báo miêu tả bài viết của bạn không mong muốn.
  • Do not display this single post type in search engine results (noindex) và Do not follow links for this single post type (nofollow) bạn không nên đánh dấu vào vì nó sẽ ngăn cho Google chỉ mục bài viết của bạn. Rất nguy hiểm.
  • Display date in Google search results?. Hiển thị ngày tháng bài viết của bạn trên trang SERP. Bạn không nên đánh dấu vào nếu bạn muốn ưu tiên hiển thị phần miểu tả của bài viết cho người tìm kiếm bởi vì định dạng ngày của Việt Nam khá dài sẽ chiếm dụng khá nhiều không gian eo hẹp ở phần miêu tả bài viết của bạn.
  • Display post thumbnail in Google Custom Search results?. Hiển thị ảnh Feature bài viết của bạn ở trình duyệt di động. Rất hữu ích khi ngay lập tức cho người dùng di động thấy ảnh bìa bài viết của bạn, giúp tăng tỷ lệ CTR (tỷ lệ nhấp trang). Chú ý Google sẽ tự động cắt theo tỷ lệ vuông 1:1, nên bạn nhớ thiết kế bìa bài viết sao cho phần chữ tập trung ngay trung tâm (vì đa số các bìa bài viết tỷ lệ chữ nhật 16:9 hay 4:3).
  • Các khoản trắng trong template là cố ý với %%sep%% bởi vì với dấu “:” tôi ưu thích thiết lập như vậy. Bạn có thể thay đổi theo ý thích với các ký tự khác ngoài dấu “:”.

    Pages [page] – Trang page đơn

    Khai báo nên để giống như post bởi bạn sẽ chỉ đánh dấu no-follow và no-index riêng lẻ từng trang mà thôi.

    Trong trường hợp bạn dùng custom post hay những plugin tạo knowledbase và không muốn Google chỉ mục thì bạn mới cần đến no-index và no-follow. Với pages mặc định WordPress thì bạn nên để giống như post ở trên.

    Nói thêm về SEO, bạn chỉ nên đánh dấu no-index với những trang có nội dung quá ít như trang trung gian (trang Cám ơn), những loại trang này không có giá trị nhiều với người dùng và Google có thể vô tình hạ tín nhiệm blog bạn với những trang như vậy.

    Những trang chứa quá nhiều link affiliate thì bạn nên cài đặt no-follow để tránh Google phạt với những link liên kết ngoài kém chất lượng.

    3.: Archive – Trang lưu trữ

  • Author archive. Danh sách lưu trữ các bài viết cùng tác giả. Bạn nên tắt Author Achive nếu blog của bạn chỉ có duy nhất một tác giả là bạn vì nó sẽ không giúp gì cho SEO và cũng chẳng có ý nghĩa gì với người đọc. Ngược lại, nếu blog bạn có nhiều tác giả cùng viết bài thì hãy bật tính năng này. Bạn tắt bằng cách đánh dấu vào Do not display author archives in search engine results (noindex) và Disable author archives.
  • Date archives. Danh sách lưu trữ các bài viết cùng ngày. Các bài viết thường được xuất bản vào các ngày khác nhau, không cần thiết để bật tính năng này trừ khi là website tin tức. Cách tắt: đánh dấu vào Do not display date archives in search engine results (noindex) và Disable date archives.
  • Search archives. Tắt luôn vì cũng không có ý nghĩa cho SEO với blog. Đánh dấu vào Do not display search archives in search engine results (noindex).
  • 404 archives. Trang không tồn tại.
    • Title template. Bạn nên chọn template sau Không tìm thấy trang - %%sitetitle%%.
    • Meta description template. Điền một số miêu tả cho trang 404 như sau “Bài viết đã bị xoá hay tạm thời không truy cập được.
  • Khi bạn đã tắt Author archives và Date archives thì người đọc sẽ không thể nhấp chuột vào ngày xuất bản bài viết và tác giả bài viết nữa (nó sẽ chỉ làm mới trang mà thôi).

    4.: Taxonomies – Nhóm bài viết

  • Categories [category]. Bài viết được phân loại cùng thư mục.
  • Tags [post_tag]. Bài viết được phân loại cùng thẻ tags.
  • Với các blog mới với ít bài viết (<100 bài) thì bạn nên no-index cả categories và tags vì tránh trùng lặp nội dung và không ý nghĩa cho SEO.

    Bạn luôn phải hạn chế có quá nhiều tags và category chính lẫn phụ (để sau này có thể bật index categories khi site đã lớn với nhiều bài viết) giúp sitemap luôn gọn nhẹ, quá trình index sẽ rút ngắn. Đây là cách tốt nhất.

    Bạn phải loại bỏ Categories và Tags ra khỏi sitemap khi đã no-index để tránh Google Search Console báo lỗi index, rất quan trọng. Bạn hãy xem phần hướng dẫn tạo Sitemap của taxonomies bên dưới.

    5.: Advanced – Nâng cao

    Bạn không đánh dấu bất cứ dòng nào bởi vì nó rất nguy hiểm cho SEO. Ví dụ: Nếu vô tình đánh dấu vào no-index sẽ ngăn không cho Google bot chỉ mục website bạn nghĩa là blog bạn không tồn tại trên internet.

    Đúng như tên gọi của nó, tính năng nâng cao này chỉ dùng trong một số trường hợp mà bạn biết rõ mình đang làm gì, nếu không đừng đụng vào.

    #2. Sitemap

    Có 3 tác dụng chính mà bạn cần phải biết về sitemap

    1. Sitemap được gửi lên Google Search Console để khai báo TRƯỚC về tổng số trang cần index và những cập nhật gần đây của trang, từ đó Google sẽ dựa vào đó index website của bạn nhanh và chính xác hơn.
    2. Sitemap được đặt trong file robot.txt như một HƯỚNG DẪN VIÊN để khi Google BOT đến quét website bạn thì ngay lập tức có người chỉ dẫn nhanh cần đi đâu giúp việc index trang trở nên nhanh hơn.
    3. Sitemap (HTML sitemap) như một THƯ VIỆN để người đọc có thể vào tìm kiếm nhanh nội dung của website, tăng SEO gián tiếp cho website của bạn.

    General – Tuỳ chỉnh chung

    • Enable XML Sitemap. Chắc chắn phải BẬT tính năng này vì bạn sẽ tạo sitemap tự động nộp vào Google Search Console để chỉ mục blog của bạn. Tính năng này quá tiện và hầu hết các SEO plugin đều phải có.
    • Enable XML Image Sitemaps. TẮT đi vì trừ đi blog bạn thiên về chụp ảnh với các bài viết chính được định dạng Image Format, nếu không bạn sẽ không cần sitemap này.
    • Enable XML Video Sitemaps. TẮT đi vì tương tự ảnh, nếu blog của bạn không tập trung vào Video thì bạn cũng không cần sitemap này.
    • Enable HTML Sitemap. Khuyến nghị BẬT vì HTML Sitemap giúp bạn tạo shortcut để tạo nhanh trang sitemap giúp hiển thị toàn bộ trang cho người đọc

    Post Type – Loại bài viết nào được thêm vào sitemap của bạn

  • Posts [post]. BẬT vì đây là những bài viết bạn rất cần Google index càng nhanh càng tốt.
  • Pages [page]. BẬT vì đây là những trang mà bạn cũng muốn Google index.
  • Media [attachment]. TẮT. Bạn không cần, sitemap càng tinh gọn càng tốt.
  • Taxonomies

  • Categories [category]. TẮT vì bạn không cần thêm category vào sitemap.
  • Tags [post_tag]. TẮT vì bạn không cần thêm tags vào sitemap.
  • HTML Sitemap

  • Disable the display of the publication date. BẬT vì bạn không cần hiển thị cho người đọc ngày phát hành bài viết hay trang gây rối mắt.
  • Những phần còn lại để trống như mặc định.
  • Khi muốn tạo trang Sitemap cho blog của bạn, bạn chỉ cần chèn Shortcode HTML Sitemap vào trang. Rất nhanh và tốc độ, bạn sẽ có ngay trang Sitemap cho người đọc trong 5 phút.

    #3. Social Network – Hiện diện của Blog trên mạng xã hội

    Mạng xã hội là không thể thiếu với bất cứ website nào và kể cả blog cũng vậy. Bản thân các mạng xã hội đều có công cụ tìm kiếm riêng sẵn sàng để đẩy traffic về blog của bạn.

    Ngoài ra khả năng lan truyền tốc độ ánh sáng, tương tác cực cao và TỐT cho SEO khiến mạng xã hội ngày nay trở nên vô cùng phổ biến.

    Knowledge Graph – Google Knowledge Graph

    • Person or organization. Bạn nên để Organization thay vì Personal vì đa số blog đại diện cho một doanh nghiệp nhỏ hơn là một cá nhân, trừ khi website đó như một CV cá nhân (dạng Portfolio website) thì bạn hãy để Personal.
    • Your name/organization. Điền tên của blog bạn vào mục này.
    • Your photo/organization logo. Bạn nên chọn ảnh bìa cho blog với định dạng JPG hay PNG.
    • Organization’s phone number (only for Organizations). Có thể bỏ trống nếu bạn không muốn hiển thị số định thoại mình cho người tìm kiếm trên Google.
    • Contact type (only for Organizations). Chọn mục nào cũng được nếu bạn đã bỏ trống số điện thoại liên hệ ở trên. Thông thường bạn sẽ cung cấp số điện thoại của Sales hay Support nếu cần.
    • Contact option (only for Organizations). Để NONE khi không cung cấp số điện thoại. Ngược lại chọn Toll Free.

    Your social accounts

    • Thêm vào địa chỉ của trang Facebook Fanpage, Twitter, Pinterest, hay những trang mạng xã hội khác để Google hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

    Facebook (Open Graph)

  • Enable Open Graph Data. BẬT vì rất quan trọng khi hiển thị ảnh đại diện của blog hay bài viết trên Facebook.
  • Select a default image. Chọn ảnh bìa blog như trên để đề phòng bất cứ trang web nào bạn quên chèn Feature Photo.
  • Facebook Link Ownership ID. Điền Facebook ID của bạn vào. Trong trường hợp bạn không biết Facebook ID bạn có thể dùng công cụ Lookup ID để tìm kiếm Facebook Ownership ID dựa vào Facebook Page URL hoặc tìm trong Facebook Business.
  • Facebook Admin ID. Điền Facebook Admin ID của bạn vào. Bạn tìm Facebook Admin ID ở Page Graph API. Sau khi đăng nhập tài khoản Facebook Developer và kết nối trang Facebook Page của bạn, bấm vào nút “Submit” sẽ thấy Admin ID của bạn (có dạng “id”: “xxxxxxxxxxx”).
  • Facebook App ID. Bạn điền vào Facebook App ID, bạn cần đăng ký tài khoản Facebook Developer để tạo Facebook App.
  • Twitter (Twitter card)

    Nếu bạn không muốn dùng Twitter thì có thể bỏ qua mục tuỳ chỉnh này. Cách cấu hình cũng tương tự như Facebook ở trên.

    #4. Google Analytics (Lựa chọn)

    SEOPress cho bạn chèn code theo dõi Google Analytics dễ dàng chỉ bằng cách copy và dán mã track ID vào là xong.

    Với những bạn ưu chuộng Google Tag Manager để chèn mã Google Analytics và theo dõi sâu website thì chắc chắn bạn sẽ vui mừng khi SEOPress cũng cho phép bạn thêm mã script ở [head] tag và [body] tag nhanh chóng.

    Ngoài Google Tag Manger nếu muốn bạn cũng có thể thêm những mã script khác như hotjar hoặc Facebook Pixel,…rất tiện lợi.

    General – Nơi thêm Google Analytics ID

    Cài đặt Google Analytics rất đơn giản bạn chỉ cần thiết lập như chỉ dẫn bên dưới.

    Tracking

    Tab này cho phép bạn chèn các mã script tracking ở [head] tag và [body] tag như của Google Tag Manager, Hotjar, Facebook Pixel. Đồng thời hỗ trợ Google Optimize và Google Ads.

    Nếu bạn không muốn thêm Google Analytics mà vẫn muốn tận dụng khả năng chèn script vào [head] tag và [body] tag thì bạn vẫn CẦN BẬT tính năng Google Analytics lên nhưng để trống phần điền mã Google Analytics.

    Events

    Tính năng này giúp bạn thống kê xem mức độ hiệu quả của bài viết thông qua số lần nhấp vào link liên kết của đọc giả nhờ Google Analytics.

    Custom Dimensions

    Stats in Dashboard

    Thành thật mà nói cái này cài đặt thì phức tạp mà hiệu quả không bao nhiêu vì hạn chế các chỉ số đo lường và chậm dashboard của bạn. Cách tốt nhất là dùng các plugin thống kê khác nếu cần hoặc dùng App di động Google Analytics để theo dõi là tiện lợi nhất. Bạn nên bỏ qua tính năng này.

    #5. Advanced – Tuỳ chỉnh nâng cao

    Advanced

  • Redirect attachment pages to post parent. BẬT vì một số ảnh có thể bị hỏng link và khi người xem nhấp chuột vào ảnh thì sẽ không dẫn đến trang 404 mà chỉ làm mới trang.
  • Redirect attachment pages to their file URL. TẮT vì khi link ảnh đã hỏng thì nó sẽ dùng phương pháp chuyển tiếp như trên.
  • Remove ?replytocom link to avoid duplicate content. BẬT vì đây là link tạo ra khi có người bình luận trên trang và không có ý nghĩa gì cho SEO, ngược lại gây NHIỄU.
  • Automatically set the image Title (Tự động thêm tiêu đề ảnh khi upload vào WordPress). BẬT vì khi chèn ảnh bạn có thể vô tình quên điền thông tin của tiêu đề ảnh và tiêu đề ảnh có ảnh hưởng đến SEO một phần. Đây là cách bạn sơ cua.
  • Automatically set the image Alt text (Tự động thêm Alt-text khi upload ảnh). BẬT chắc chắn bởi vì nó quan trọng hơn tiêu đề, thiếu Alt thì ảnh hưởng SEO nghiêm trọng. Chắc chắn bạn cần phải sơ cua cho thông tin quan trọng này.
  • Automatically set the image Caption (Tự động thêm Caption khi upload ảnh). TẮT vì bạn nên thêm caption bằng tay thay vì tự động cho từng ảnh một.
  • Automatically set the image Description (Tự động thêm phần miêu tả ảnh). BẬT vì bạn có thể dùng thông tin này để tìm kiếm lại ảnh cũ dễ dàng hơn, không ảnh hưởng SEO.
  • Add WP Editor to taxonomy description textarea (mở rộng dùng TINYMCE cho phần miêu tả của Catergoy và Tag). BẬT vì bạn có thể làm đẹp hơn cho phần này mà không cần dùng đến CSS.
  • Remove /category/ in URL (xoá /category/ trong địa chỉ URL). TẮT và không nên nghĩ tới việc này vì URL chứa category sẽ giúp bạn phân loại bài viết dựa vào URL tốt hơn, đừng nghĩ xoá vậy link sẽ đẹp hơn nhưng lại khốn đốn về sau. URL rất quan trọng trong SEO, bất cứ thay đổi nhỏ nào cũng có thể mất thứ hạng trang.
  • Disable trailing slash for metas (Bỏ / ở cuối dường link hiển thị trên SERP). BẬT vì chẳng cần thiết, trong khi bạn đã bật breadcrumbs và nếu không dùng breadcrumbs thì việc bỏ dấu / cũng chỉ khiến URL bạn xấu đi chứ không đẹp hơn.
  • Remove WordPress generator meta tag (Bỏ phần thông tin website được tạo bởi WordPress). BẬT vì nên loại bỏ những thứ không cần thiết cho website .
  • Remove WordPress shortlink meta tag (Bỏ rel=”shortlink” ở [head] tag). BẬT vì nên loại bỏ những thứ không cần thiết cho website.
  • Remove Windows Live Writer meta tag (Bỏ rel=”EditURI” ở [head] tag). BẬT vì nên loại bỏ những thứ không cần thiết cho website.
  • Remove RSD meta tag. BẬT vì nên loại bỏ những thứ không cần thiết cho website.
  • Việc xác thực website bằng Google Verification dựa vào SEO plugin nói chung là không nên, thay vào đó hãy lựa chọn xác thực bằng domain DNS cho an toàn vì bạn sẽ không thể ngờ rằng plugin sẽ bị lỗi hoặc hacker tấn công để lấy mã xác thực của bạn.

    Tuy nhiên, với các bạn mới vẫn có thể sử dụng tạm trước khi làm quen cách xác thực trên.

    Appearance

  • SEOPress in admin bar. BẬT vì bạn có thể rất ít dùng đến nữa khi đã cài đặt tự động SEOPress mọi thứ.
  • Move SEOPress metabox’s position. Chọn High Priority (top) vì ngay sau bài viết nên là SEO cho dễ thao tác.
  • Hide Notifications Center. TẮT vì không nên ẩn các thông báo của SEOPress, những thông báo này thường nhắc nhở bạn những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến SEO.
  • Hide SEO tools. TẮT vì bạn có thể cần nó trong tương lai, nếu bạn tắt đi sau một thời gian bạn sẽ quên luôn cách mở lại.
  • Hide Useful Links. BẬT vì các link đề nghị bạn xem có thể gây bạn khó chịu.
  • Show Title tag column in post types. BẬT vì bạn cần quan sát tổng thể các bài viết và có thể phát hiện ngay bài viết nào có Title thiếu hoặc chưa ổn.
  • Show Meta description column in post types. BẬT vì cùng lý do như Title.
  • Show Redirection Enable column in post types. TẮT vì ít cần tới và hết không gian hiển thị.
  • Show Redirect URL column in post types. TẮT vì ít cần tới và hết không gian hiển thị.
  • Show canonical URL column in post types. TẮT nếu bạn chỉ xuất bản bài viết chính mình chứ không phải lấy bài viết của những website khác.
  • Show Target Keyword column in post types. BẬT vì từ khoá rất quan trọng, bạn phải luôn nhớ bài viết dùng từ khoá gì.
  • Show noindex column in post types. TẮT vì thực tế noindex sẽ ít dùng, bạn nên tiết kiệm không gian hiển thị.
  • Show nofollow column in post types. TẮT cùng lý do trên.
  • Show total number of words column in post types. BẬT vì giúp bạn hiển thị tổng lượng từ của mỗi bài viết.
  • Show W3C validator column in post types. TẮT vì W3C chỉ cần test đại diện một vài trang, không cần test từng trang một.
  • Show Google Page Speed column in post types. TẮT vì Google Page Spped cũng chỉ nên test đại diện một vài trang.
  • Hide Genesis SEO Metabox. TẮT nếu bạn không dùng theme Genesis.
  • Hide Genesis SEO Settings link. TẮT nếu bạn không dùng theme Genesis.
  • Hide advice in Structured Data Types metabox. BẬT để tránh bực bội khi bài viết nào bạn cố tình không cài đặt schema nhưng vẫn gây rối mắt khó chịu.
  • Security

    Phần này khá đơn giản, những vai trò người dùng nào bạn muốn sử dụng SEOPress bạn chỉ việc bỏ chọn là xong. ngược lại nếu chỉ có một mình, bạn chỉ bỏ chọn Administration là đủ.

    #6. PRO (pro) – Cách SEO website hiệu quả hơn với SEOPress Pro

    **Tất cả tính năng thiếp lập sau đòi hỏi bạn phải có SEOPress PRO để kích hoạt.

    1.Dublin Core (Pro)

    Dublin Core ra đời từ năm 1994 và vẫn còn được sử dụng cho đến nay, tuy nhiên không với sự ra đời của Schema.org (được tạo bởi Google, Microsoft, Yahoo và Yandex) đã khiến Dublin Core không còn được sử dụng phổ biến trên internet.

    Hiện tại Schema đang là con cưng của Google vì vậy trong tất cả các tài liệu của Google về index cũng không hề nhắc đến Dublin Core mà chỉ tập trung vào Schema.

    Tuy nhiên, cũng không có tài liệu hay thông báo nào chắc chắn Google chỉ dùng mỗi Schema. Vì vậy, các chuyên gia tin rằng khi Google quét bài viết của bạn mà thiếu một số thông tin Schema không cung cấp đủ hay tạm thời chưa cung cấp thì khả năng Google sẽ lấy thông tin PHỤ thêm từ Dublin Core.

    Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yandex, Yahoo vẫn dùng thông tin khai báo của Dublin Core để trả về kết quả tìm kiếm chính xác hơn.

    Kích hoạt Dublin Core sẽ không gây hại vì bị trùng lắp với Schema hay thẻ meta của bài viết.

    Các công cụ như Moz có thể phát hiện và đánh giá domain bạn tốt hơn nhờ vào thông tin khai báo chi tiết vì Moz không dùng Schema để thu thập thông tin và đây là nơi Dublin Core phát huy tác dụng.

    2.Schema (Pro) – Cách tuỳ chỉnh Schema Structure để SEO website tốt hơn

    Có thể một số bạn còn khá xa lạ với Schema Markup nhưng rồi bạn sẽ sớm nhận ra rằng nó quan trọng như thế nào, bởi vì Google đang có xu hướng ngày càng dùng Schema để hiểu biết các trang của bạn SÂU hơn.

    Trước đây Google vẫn còn rất hạn chế trong việc phân loại và hiểu bài viết bạn nói về chủ đề gì nên chỉ còn cách dựa vào những thuật toán chung chung để TỰ phân loại và đương nhiên không chính xác.

    Thấy được điểm yếu đó nên Google đã hợp tác cùng với những đối thủ như Bing, Yahoo, Yandex để cùng nhau sử dụng CHUNG một dạng dữ liệu cấu trúc đặc biệt chỉ dành cho các công cụ tìm kiếm trên internet đó là Schema.

    Vì vậy, bài viết nào khai báo và tạo được sơ đồ dữ liệu cấu trúc chính xác và đầy đủ bao nhiêu thì sẽ ngày càng có lợi ở hiện tại và cả tương lai bởi vì Google vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh cách tận dụng dạng dữ liệu này để đưa kết quả tìm kiếm chính xác nhất cho người tìm kiếm.

    Gần đây nhất là Google đã cập nhật loại bỏ KHÔNG hiển thị những dữ liệu cấu trúc thiếu thông tin mà thay vào đó vẫn hiển thị nó nếu Schema bạn cài đặt thiếu sót một ít dưới dạng WARNING (trước kia cứ báo lỗi là xem như schema bạn không thể được thu thập).

    Tìm hiểu thêm Các loại Schema hiện hành mà Google đang chính thức hỗ trợ.

    Có 2 cách dùng Schema với SEOPress Pro đó là cài đặt Schema tự động và Schema thủ công. Đặc biệt là SEOPress Pro còn cho phép bạn dùng Custom Schema. Đây là tính năng độc quyền theo tôi là tuyệt vời nhất.

    Do giới hạn bài viết tôi chỉ có thể giới thiệu sơ về chức này của SEOPress, nếu bạn muốn hướng dẫn chi tiết hơn hãy để lại bình luận bên dưới, có thể tôi sẽ giúp bạn với một bài viết riêng biệt đủ sâu.

    Cài đặt schema markup “tự động” hàng loạt cho tất cả bài viết
    Cài đặt schema markup “tự động” hàng loạt cho tất cả bài viết

    SEOPress cho phép lựa chọn “thủ công” schema cho từng bài viết

    SEOPress cho phép cả custom schema như “How-to” schema

    Chú Ý:

    1. Phải chuyển định dạng ngày blog về Y-M-D trong WordPress Setting General để %%post_date%% và %%post_modified_date%% có thể hoạt động được.
    2. Thêm mã script sau để “đóng” Custom Schema lại.
    <script type="application/ld+json">your custom schema</script> 
     3. Phân biệt cái nào là biến Variable. Schema.org không được thay đổi, ví dụ.
    4. Schema Markeup Script có thể đặt ở <head> tag hay <footer> tag đều được nên bạn không cần phải lo lắng vị trí.

    3.Breadcrumbs

  • Enable Breadcrumbs. TẮT để tránh xung đột với JSON-LD Breadcrumbs.
  • Enable JSON-LD Breadcrumbs. BẬT để thêm Breadcrumb vào bất cứ theme WordPress nào, rất đơn giản. Không nên dùng HTML Breadcrumbs vì sẽ có theme không hỗ trợ và chèn Breadcrumbs phải thêm code vào theme function.
  • Breadcrumbs Separator. Nên chọn > là đẹp nhất.
  • Translation for homepage. Dịch là “Trang chủ”.
  • Translation for “Error 404”. Dịch là “Lỗi 404”.
  • Translation for “Search results for”. Dịch là “Kết quả tìm kiếm”.
  • Translation for “No results”. Dịch là “Không có bài viết”.
  • Remove Posts page. TẮT nếu bạn đang cài đặt trang chủ là “latest posts”, ngược lại nếu bạn điều hướng đến có một trang chủ tĩnh thì nên BẬT.
  • Remove Shop page. TẮT vì bạn không dùng Woocomerce.
  • Disable default breadcrumbs separator. TẮT vì đa số theme sẽ không có tuỳ chọn mặc định dấu phân cách.
  • Dùng JSON-LD để thêm Breadcrumbs vào bất cứ theme nào (thậm chí theme không hỗ trợ breadcumb)

    4.Robot.txt

    Dù gần đây Google đã thông báo sẽ robot.txt sẽ không còn tác dụng trong việc ngăn cản Google BOT thu thập dữ liệu ở những trang bạn đã quy định không no-index.

    Tuy vậy, robot.txt vẫn còn giá trị lớn như cung cấp sitemap cho Google BOT.

    Hữu ích là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách tạo file robot.txt rồi dán vào thư mục gốc (root). Vì vậy, chức năng robot.txt ảo của SEOPress rất tiện lợi, bạn chỉ cần bật và cài đặt như hình sau.

    Thay thế bằng domain của bạn ở Sitemap

    5.404

    Bạn không nên BẬT 404 log vì nó tạo ra rất nhiều spam links kể cả các bài viết đang draft của bạn ở phần broken link trong SEOPress. Chưa biết tại sao, nhưng theo kinh nghiệm dùng bạn không nên bật.

    Cài đặt 404 như hình hướng dẫn sau:

    6.White Label

    Dù tính năng này chỉ hữu ích nếu bạn làm website cho khách hàng nhưng bạn có thể tận dụng tính năng này để bỏ dòng chữ phiền nhiễu “You like SEOPress? Don’t forget to rate it 5 stars!” ở cuối trang của SEOPress.

    Kiểm tra broken link với SEOPress BOT (bản Pro)

    SEOPress BOT dùng để làm gì?

    Nó giúp bạn kiểm tra những link liên kết hỏng (broken link) là những lỗi cực kỳ nghiêm trọng trong SEO vì Google sẽ “phạt trực tiếp” những bài viết có broken link. Không những thế, nó làm giảm trải nghiệm người dùng nghiêm trọng khi được chuyển đến những trang 404 gây hậu quả gián tiếp lên SEO một lần nữa.

    Nguyên nhân gây ra broken link có thể do link liên kết đã bị xoá, chèn sai đường dẫn link liên kết, những trang đích liên kết ngoài đã bị thay đổi địa chỉ URL, tên miền hết hạn,…

    Vì vậy, lâu lâu bạn cần phải kiểm tra lại toàn bộ blog xem có broken link hay không (tốt nhất có lịch định kỳ kiểm tra).

    Không dừng ở việc tìm kiếm broken link, SEOPress còn cung cấp sẵn công cụ để sửa các broken link đó là REDIRECTION với những link nội bộ.

    Với những link liên kết bên ngoài, một khuyết điểm nhỏ là SEOPress BOT chỉ ra cho bạn những trang nào bị hỏng link và link hỏng là gì mà KHÔNG chỉ ra được vị trí của link liên kết hỏng. Bạn phải tự vào trang và tìm link liên kết hỏng để sửa lại cho đúng, mất thời gian một chút.

    SEOPress cần thời gian để quét tất cả website của bạn, nên đừng nóng vội. Tuỳ thuộc vào quy mô website mà BOT có thể quét nhanh hơn hay chậm hơn.

    Nếu bạn muốn quét toàn bộ blog thì bạn nên chọn Find link in: body page.

    Lời kết…

    Thông qua cách cài đặt SEOPress Pro tôi đã ngầm hướng dẫn bạn SEO website hiệu quả hơn.

    Bạn có thể áp dụng một số kiến thức vào các SEO Plugin khác chứ không riêng gì SEOPress.

    Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi bạn tiếp xúc lần đầu với SEOPress.

    Câu hỏi thường gặp

    Tôi đang dùng Yoast SEO, có dễ dàng để chuyển các thiết lập từ Yoast SEO sang SEOPress?

    . SEOPress có sẵn công cụ Tool để hỗ trợ chuyển từ các plugin khác qua với một nút bấm bao gồm Yoast SEO, All in One SEO, The SEO Framework, Rank Math.

    Tôi đã cài đặt và tự thiết lập SEOPress không đúng, giờ cũng không biết cài đặt lại từ đâu?

    Nếu bạn mới và đã vọc SEOPress nhưng cấu hình sai, trước khi làm theo hướng dẫn cấu hình SEOPress như bài viết bạn hãy vào Tool > Reset > Reset Notice để reset lại plugin với cấu hình mặc định ban đầu.

    Nếu tôi không muốn dùng Schema của SEOPress Pro vì tôi thích WPSchema Pro hơn?

    Bạn không cần phải tắt Schema SEOPress Pro vì nó không hề xung đột với WPSchema Pro vì SEOPress cho phép bạn tuỳ chỉnh Schema từng trang web một, nên rất tiện với việc tạo schema cho những trang đơn lẻ cá biệt, đây cũng là khuyết điểm của WPSchema Pro. SEOPress hỗ trợ bạn tốt hơn Schema Pro.

    Tại sao tôi không sử dụng được tính năng Backlink của SEOPress?

    SEOPress hiện tại chỉ cho phép sử dụng API của Majestic và giá của Majestic không hề dễ chịu bắt đầu từ $49/tháng.

    SEOPress Pro dùng được cho không giới hạn website?

    Đúng. Và đó điểm hấp dẫn của SEOPress.

    Bài Review và hướng dẫn được viết bởi Author: Cường Thạch tại Blog CuongThach.com

    Read More