Use Case

Cách cấu hình SEOPress Pro từ A-Z để SEO website hiệu quả

Hướng dẫn bạn cách cấu hình SEOPress Pro để SEO website một cách tốt nhất có thể. Không có cấu hình chung nào dùng cho tất cả mọi người vì nó tuỳ thuộc nhu cầu và loại website mà bạn đang vận hành, nhưng bạn cần một “kiểu mẫu” để dựa vào tham khảo.

WordPress nổi tiếng về SEO không không chỉ vì sở hữu nhiều theme thân thiện với SEO mà còn có rất nhiều SEO plugin QUÁI VẬT.

Không khó để bạn tìm thấy một plugin SEO mạnh mẽ và ổn định nhưng để cân bằng giữa giá thành và hiệu năng thì SEOPress Pro là một trong những ứng cử viên đáng giá.

Cách dùng rất quan trọng, dù bạn có nắm trong tay bảo đao thì cũng sẽ vô dụng nếu bạn chỉ biết dùng để cắt rau quả. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cấu hình plugin SEOPress nhưng đồng thời qua đó cũng giúp bạn có thêm nhiều điều thú vị hơn về SEO.

Mặc dù SEOPress đã có phần cài đặt tự động nhưng sẽ không chi tiết bởi vì như tôi đã đề cập ở trên mỗi người sẽ cấu hình SEO khác nhau tuỳ vào website đang vận hành thuộc dạng nào và độ lớn của website.

Chú ý: Bài viết này thiết kế dành cho blogger nên sẽ tối ưu riêng cho blog. Nếu bạn đang muốn cấu hình website ecommerce, local business hay landingpage thì bạn cần phải dựa vào hướng dẫn này và phát huy phù hợp với nhu cầu của mình.

SEOPress Pro là gì?

SEOPress là một WordPress SEO plugin miễn phí tương tự như Yoast SEO free mà đa phần bạn đều quen thuộc. SEOPress hiện đang có hơn 70.000 website lựa chọn cài đặt và
được đánh giá 4.9/5 sao từ hơn 400 người dùng yêu thích SEOPress.

SEOPress Pro là phiên bản trả phí của SEOPress và cũng là plugin trả phí giá cực kỳ hợp lý. Bạn chỉ cần trả $39/năm cho không giới hạn website và mở khoá những tính năng nâng cao hấp dẫn như Custom Schema, SEOPress Bot, Redirections,…Rất thích hợp khi bạn sở hữu nhiều website hoặc làm dịch vụ về website khách hàng.

SEOPress Pro được tôi rất tin dùng và sử dụng cho hầu hết website bởi vì tính ổn định, dễ sử dụng, tính năng hữu ích và rất nhẹ.

Nếu bạn thắc mắc về tính năng giữa SEOPress miễn phí và SEOPress Pro hãy tham bảng so sánh tổng hợp giữa SEOPress với Yoast SEO và AIO plugin tại trang so sánh tính năng của SEOPress

#1. Title và Metas – Cách cấu hình phần quan trọng nhất trong SEO website

Ảnh hưởng trực tiếp đến SEO vì tác động trực tiếp đến tỷ lệ CTR (tỷ lệ nhấp trang). Không quá khó hiểu khi hầu hết các SEO plugin đều đừa lên đầu tiên.

1.: Home – Cấu hình thẻ mô tả trang chủ của website

  • Separator. Tuỳ theo sở thích của bạn, nhưng tôi khuyên bạn dùng dấu ":" thay vì những biểu tượng khác bởi vì tiết kiệm được độ dài của toàn bộ Title so với dùng "-".
  • Site title. Bạn có thể tuỳ chỉnh bằng dạng văn bản cố định. Tuy nhiên cách tốt nhất là dùng biến WordPress như sau %%sitetitle%%%%sep%% %%tagline%% vì mỗi khi bạn thay đổi tagline thì Title trang chủ sẽ tự động thay đổi theo, rất tiện lợi.
  • Meta description. Phần diễn giải cho chủ đề blog của bạn. Nên chứa từ khoá cốt lõi mà bạn tập trung thì tốt hơn.
  • Title và description metas của Blog CuongThach

    2.: Single Post Type – Cấu hình thẻ mô tả từng bài blog đơn

    Posts [post] – Các bài blog post đơn

  • Title template. Bạn có thể cấu hình tiêu đề bài viết chỉ là %%post_title%% nếu muốn ưu tiên hiển thị tối đa tiêu đề bài viết dài nhất có thể và tôi thích cách này hơn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh về thương hiệu công ty, bạn dùng %%post_title%% %%sep%% %%sitetitle%% để có tên thương hiệu ở ngay sau cuối mỗi tiêu đề bài viết.
  • Meta description template. Phần này bạn nhớ để trống vì bạn sẽ khai báo phía dưới mỗi bài viết. Tránh dùng %%post_excerpt%% vì nó sẽ thay thế phần khai báo miêu tả bài viết của bạn không mong muốn.
  • Do not display this single post type in search engine results (noindex) và Do not follow links for this single post type (nofollow) bạn không nên đánh dấu vào vì nó sẽ ngăn cho Google chỉ mục bài viết của bạn. Rất nguy hiểm.
  • Display date in Google search results?. Hiển thị ngày tháng bài viết của bạn trên trang SERP. Bạn không nên đánh dấu vào nếu bạn muốn ưu tiên hiển thị phần miểu tả của bài viết cho người tìm kiếm bởi vì định dạng ngày của Việt Nam khá dài sẽ chiếm dụng khá nhiều không gian eo hẹp ở phần miêu tả bài viết của bạn.
  • Display post thumbnail in Google Custom Search results?. Hiển thị ảnh Feature bài viết của bạn ở trình duyệt di động. Rất hữu ích khi ngay lập tức cho người dùng di động thấy ảnh bìa bài viết của bạn, giúp tăng tỷ lệ CTR (tỷ lệ nhấp trang). Chú ý Google sẽ tự động cắt theo tỷ lệ vuông 1:1, nên bạn nhớ thiết kế bìa bài viết sao cho phần chữ tập trung ngay trung tâm (vì đa số các bìa bài viết tỷ lệ chữ nhật 16:9 hay 4:3).
  • Các khoản trắng trong template là cố ý với %%sep%% bởi vì với dấu “:” tôi ưu thích thiết lập như vậy. Bạn có thể thay đổi theo ý thích với các ký tự khác ngoài dấu “:”.

    Pages [page] – Trang page đơn

    Khai báo nên để giống như post bởi bạn sẽ chỉ đánh dấu no-follow và no-index riêng lẻ từng trang mà thôi.

    Trong trường hợp bạn dùng custom post hay những plugin tạo knowledbase và không muốn Google chỉ mục thì bạn mới cần đến no-index và no-follow. Với pages mặc định WordPress thì bạn nên để giống như post ở trên.

    Nói thêm về SEO, bạn chỉ nên đánh dấu no-index với những trang có nội dung quá ít như trang trung gian (trang Cám ơn), những loại trang này không có giá trị nhiều với người dùng và Google có thể vô tình hạ tín nhiệm blog bạn với những trang như vậy.

    Những trang chứa quá nhiều link affiliate thì bạn nên cài đặt no-follow để tránh Google phạt với những link liên kết ngoài kém chất lượng.

    3.: Archive – Trang lưu trữ

  • Author archive. Danh sách lưu trữ các bài viết cùng tác giả. Bạn nên tắt Author Achive nếu blog của bạn chỉ có duy nhất một tác giả là bạn vì nó sẽ không giúp gì cho SEO và cũng chẳng có ý nghĩa gì với người đọc. Ngược lại, nếu blog bạn có nhiều tác giả cùng viết bài thì hãy bật tính năng này. Bạn tắt bằng cách đánh dấu vào Do not display author archives in search engine results (noindex) và Disable author archives.
  • Date archives. Danh sách lưu trữ các bài viết cùng ngày. Các bài viết thường được xuất bản vào các ngày khác nhau, không cần thiết để bật tính năng này trừ khi là website tin tức. Cách tắt: đánh dấu vào Do not display date archives in search engine results (noindex) và Disable date archives.
  • Search archives. Tắt luôn vì cũng không có ý nghĩa cho SEO với blog. Đánh dấu vào Do not display search archives in search engine results (noindex).
  • 404 archives. Trang không tồn tại.
    • Title template. Bạn nên chọn template sau Không tìm thấy trang - %%sitetitle%%.
    • Meta description template. Điền một số miêu tả cho trang 404 như sau “Bài viết đã bị xoá hay tạm thời không truy cập được.
  • Khi bạn đã tắt Author archives và Date archives thì người đọc sẽ không thể nhấp chuột vào ngày xuất bản bài viết và tác giả bài viết nữa (nó sẽ chỉ làm mới trang mà thôi).

    4.: Taxonomies – Nhóm bài viết

  • Categories [category]. Bài viết được phân loại cùng thư mục.
  • Tags [post_tag]. Bài viết được phân loại cùng thẻ tags.
  • Với các blog mới với ít bài viết (<100 bài) thì bạn nên no-index cả categories và tags vì tránh trùng lặp nội dung và không ý nghĩa cho SEO.

    Bạn luôn phải hạn chế có quá nhiều tags và category chính lẫn phụ (để sau này có thể bật index categories khi site đã lớn với nhiều bài viết) giúp sitemap luôn gọn nhẹ, quá trình index sẽ rút ngắn. Đây là cách tốt nhất.

    Bạn phải loại bỏ Categories và Tags ra khỏi sitemap khi đã no-index để tránh Google Search Console báo lỗi index, rất quan trọng. Bạn hãy xem phần hướng dẫn tạo Sitemap của taxonomies bên dưới.

    5.: Advanced – Nâng cao

    Bạn không đánh dấu bất cứ dòng nào bởi vì nó rất nguy hiểm cho SEO. Ví dụ: Nếu vô tình đánh dấu vào no-index sẽ ngăn không cho Google bot chỉ mục website bạn nghĩa là blog bạn không tồn tại trên internet.

    Đúng như tên gọi của nó, tính năng nâng cao này chỉ dùng trong một số trường hợp mà bạn biết rõ mình đang làm gì, nếu không đừng đụng vào.

    #2. Sitemap

    Có 3 tác dụng chính mà bạn cần phải biết về sitemap

    1. Sitemap được gửi lên Google Search Console để khai báo TRƯỚC về tổng số trang cần index và những cập nhật gần đây của trang, từ đó Google sẽ dựa vào đó index website của bạn nhanh và chính xác hơn.
    2. Sitemap được đặt trong file robot.txt như một HƯỚNG DẪN VIÊN để khi Google BOT đến quét website bạn thì ngay lập tức có người chỉ dẫn nhanh cần đi đâu giúp việc index trang trở nên nhanh hơn.
    3. Sitemap (HTML sitemap) như một THƯ VIỆN để người đọc có thể vào tìm kiếm nhanh nội dung của website, tăng SEO gián tiếp cho website của bạn.

    General – Tuỳ chỉnh chung

    • Enable XML Sitemap. Chắc chắn phải BẬT tính năng này vì bạn sẽ tạo sitemap tự động nộp vào Google Search Console để chỉ mục blog của bạn. Tính năng này quá tiện và hầu hết các SEO plugin đều phải có.
    • Enable XML Image Sitemaps. TẮT đi vì trừ đi blog bạn thiên về chụp ảnh với các bài viết chính được định dạng Image Format, nếu không bạn sẽ không cần sitemap này.
    • Enable XML Video Sitemaps. TẮT đi vì tương tự ảnh, nếu blog của bạn không tập trung vào Video thì bạn cũng không cần sitemap này.
    • Enable HTML Sitemap. Khuyến nghị BẬT vì HTML Sitemap giúp bạn tạo shortcut để tạo nhanh trang sitemap giúp hiển thị toàn bộ trang cho người đọc

    Post Type – Loại bài viết nào được thêm vào sitemap của bạn

  • Posts [post]. BẬT vì đây là những bài viết bạn rất cần Google index càng nhanh càng tốt.
  • Pages [page]. BẬT vì đây là những trang mà bạn cũng muốn Google index.
  • Media [attachment]. TẮT. Bạn không cần, sitemap càng tinh gọn càng tốt.
  • Taxonomies

  • Categories [category]. TẮT vì bạn không cần thêm category vào sitemap.
  • Tags [post_tag]. TẮT vì bạn không cần thêm tags vào sitemap.
  • HTML Sitemap

  • Disable the display of the publication date. BẬT vì bạn không cần hiển thị cho người đọc ngày phát hành bài viết hay trang gây rối mắt.
  • Những phần còn lại để trống như mặc định.
  • Khi muốn tạo trang Sitemap cho blog của bạn, bạn chỉ cần chèn Shortcode HTML Sitemap vào trang. Rất nhanh và tốc độ, bạn sẽ có ngay trang Sitemap cho người đọc trong 5 phút.

    #3. Social Network – Hiện diện của Blog trên mạng xã hội

    Mạng xã hội là không thể thiếu với bất cứ website nào và kể cả blog cũng vậy. Bản thân các mạng xã hội đều có công cụ tìm kiếm riêng sẵn sàng để đẩy traffic về blog của bạn.

    Ngoài ra khả năng lan truyền tốc độ ánh sáng, tương tác cực cao và TỐT cho SEO khiến mạng xã hội ngày nay trở nên vô cùng phổ biến.

    Knowledge Graph – Google Knowledge Graph

    • Person or organization. Bạn nên để Organization thay vì Personal vì đa số blog đại diện cho một doanh nghiệp nhỏ hơn là một cá nhân, trừ khi website đó như một CV cá nhân (dạng Portfolio website) thì bạn hãy để Personal.
    • Your name/organization. Điền tên của blog bạn vào mục này.
    • Your photo/organization logo. Bạn nên chọn ảnh bìa cho blog với định dạng JPG hay PNG.
    • Organization’s phone number (only for Organizations). Có thể bỏ trống nếu bạn không muốn hiển thị số định thoại mình cho người tìm kiếm trên Google.
    • Contact type (only for Organizations). Chọn mục nào cũng được nếu bạn đã bỏ trống số điện thoại liên hệ ở trên. Thông thường bạn sẽ cung cấp số điện thoại của Sales hay Support nếu cần.
    • Contact option (only for Organizations). Để NONE khi không cung cấp số điện thoại. Ngược lại chọn Toll Free.

    Your social accounts

    • Thêm vào địa chỉ của trang Facebook Fanpage, Twitter, Pinterest, hay những trang mạng xã hội khác để Google hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

    Facebook (Open Graph)

  • Enable Open Graph Data. BẬT vì rất quan trọng khi hiển thị ảnh đại diện của blog hay bài viết trên Facebook.
  • Select a default image. Chọn ảnh bìa blog như trên để đề phòng bất cứ trang web nào bạn quên chèn Feature Photo.
  • Facebook Link Ownership ID. Điền Facebook ID của bạn vào. Trong trường hợp bạn không biết Facebook ID bạn có thể dùng công cụ Lookup ID để tìm kiếm Facebook Ownership ID dựa vào Facebook Page URL hoặc tìm trong Facebook Business.
  • Facebook Admin ID. Điền Facebook Admin ID của bạn vào. Bạn tìm Facebook Admin ID ở Page Graph API. Sau khi đăng nhập tài khoản Facebook Developer và kết nối trang Facebook Page của bạn, bấm vào nút “Submit” sẽ thấy Admin ID của bạn (có dạng “id”: “xxxxxxxxxxx”).
  • Facebook App ID. Bạn điền vào Facebook App ID, bạn cần đăng ký tài khoản Facebook Developer để tạo Facebook App.
  • Twitter (Twitter card)

    Nếu bạn không muốn dùng Twitter thì có thể bỏ qua mục tuỳ chỉnh này. Cách cấu hình cũng tương tự như Facebook ở trên.

    #4. Google Analytics (Lựa chọn)

    SEOPress cho bạn chèn code theo dõi Google Analytics dễ dàng chỉ bằng cách copy và dán mã track ID vào là xong.

    Với những bạn ưu chuộng Google Tag Manager để chèn mã Google Analytics và theo dõi sâu website thì chắc chắn bạn sẽ vui mừng khi SEOPress cũng cho phép bạn thêm mã script ở [head] tag và [body] tag nhanh chóng.

    Ngoài Google Tag Manger nếu muốn bạn cũng có thể thêm những mã script khác như hotjar hoặc Facebook Pixel,…rất tiện lợi.

    General – Nơi thêm Google Analytics ID

    Cài đặt Google Analytics rất đơn giản bạn chỉ cần thiết lập như chỉ dẫn bên dưới.

    Tracking

    Tab này cho phép bạn chèn các mã script tracking ở [head] tag và [body] tag như của Google Tag Manager, Hotjar, Facebook Pixel. Đồng thời hỗ trợ Google Optimize và Google Ads.

    Nếu bạn không muốn thêm Google Analytics mà vẫn muốn tận dụng khả năng chèn script vào [head] tag và [body] tag thì bạn vẫn CẦN BẬT tính năng Google Analytics lên nhưng để trống phần điền mã Google Analytics.

    Events

    Tính năng này giúp bạn thống kê xem mức độ hiệu quả của bài viết thông qua số lần nhấp vào link liên kết của đọc giả nhờ Google Analytics.

    Custom Dimensions

    Stats in Dashboard

    Thành thật mà nói cái này cài đặt thì phức tạp mà hiệu quả không bao nhiêu vì hạn chế các chỉ số đo lường và chậm dashboard của bạn. Cách tốt nhất là dùng các plugin thống kê khác nếu cần hoặc dùng App di động Google Analytics để theo dõi là tiện lợi nhất. Bạn nên bỏ qua tính năng này.

    #5. Advanced – Tuỳ chỉnh nâng cao

    Advanced

  • Redirect attachment pages to post parent. BẬT vì một số ảnh có thể bị hỏng link và khi người xem nhấp chuột vào ảnh thì sẽ không dẫn đến trang 404 mà chỉ làm mới trang.
  • Redirect attachment pages to their file URL. TẮT vì khi link ảnh đã hỏng thì nó sẽ dùng phương pháp chuyển tiếp như trên.
  • Remove ?replytocom link to avoid duplicate content. BẬT vì đây là link tạo ra khi có người bình luận trên trang và không có ý nghĩa gì cho SEO, ngược lại gây NHIỄU.
  • Automatically set the image Title (Tự động thêm tiêu đề ảnh khi upload vào WordPress). BẬT vì khi chèn ảnh bạn có thể vô tình quên điền thông tin của tiêu đề ảnh và tiêu đề ảnh có ảnh hưởng đến SEO một phần. Đây là cách bạn sơ cua.
  • Automatically set the image Alt text (Tự động thêm Alt-text khi upload ảnh). BẬT chắc chắn bởi vì nó quan trọng hơn tiêu đề, thiếu Alt thì ảnh hưởng SEO nghiêm trọng. Chắc chắn bạn cần phải sơ cua cho thông tin quan trọng này.
  • Automatically set the image Caption (Tự động thêm Caption khi upload ảnh). TẮT vì bạn nên thêm caption bằng tay thay vì tự động cho từng ảnh một.
  • Automatically set the image Description (Tự động thêm phần miêu tả ảnh). BẬT vì bạn có thể dùng thông tin này để tìm kiếm lại ảnh cũ dễ dàng hơn, không ảnh hưởng SEO.
  • Add WP Editor to taxonomy description textarea (mở rộng dùng TINYMCE cho phần miêu tả của Catergoy và Tag). BẬT vì bạn có thể làm đẹp hơn cho phần này mà không cần dùng đến CSS.
  • Remove /category/ in URL (xoá /category/ trong địa chỉ URL). TẮT và không nên nghĩ tới việc này vì URL chứa category sẽ giúp bạn phân loại bài viết dựa vào URL tốt hơn, đừng nghĩ xoá vậy link sẽ đẹp hơn nhưng lại khốn đốn về sau. URL rất quan trọng trong SEO, bất cứ thay đổi nhỏ nào cũng có thể mất thứ hạng trang.
  • Disable trailing slash for metas (Bỏ / ở cuối dường link hiển thị trên SERP). BẬT vì chẳng cần thiết, trong khi bạn đã bật breadcrumbs và nếu không dùng breadcrumbs thì việc bỏ dấu / cũng chỉ khiến URL bạn xấu đi chứ không đẹp hơn.
  • Remove WordPress generator meta tag (Bỏ phần thông tin website được tạo bởi WordPress). BẬT vì nên loại bỏ những thứ không cần thiết cho website .
  • Remove WordPress shortlink meta tag (Bỏ rel=”shortlink” ở [head] tag). BẬT vì nên loại bỏ những thứ không cần thiết cho website.
  • Remove Windows Live Writer meta tag (Bỏ rel=”EditURI” ở [head] tag). BẬT vì nên loại bỏ những thứ không cần thiết cho website.
  • Remove RSD meta tag. BẬT vì nên loại bỏ những thứ không cần thiết cho website.
  • Việc xác thực website bằng Google Verification dựa vào SEO plugin nói chung là không nên, thay vào đó hãy lựa chọn xác thực bằng domain DNS cho an toàn vì bạn sẽ không thể ngờ rằng plugin sẽ bị lỗi hoặc hacker tấn công để lấy mã xác thực của bạn.

    Tuy nhiên, với các bạn mới vẫn có thể sử dụng tạm trước khi làm quen cách xác thực trên.

    Appearance

  • SEOPress in admin bar. BẬT vì bạn có thể rất ít dùng đến nữa khi đã cài đặt tự động SEOPress mọi thứ.
  • Move SEOPress metabox’s position. Chọn High Priority (top) vì ngay sau bài viết nên là SEO cho dễ thao tác.
  • Hide Notifications Center. TẮT vì không nên ẩn các thông báo của SEOPress, những thông báo này thường nhắc nhở bạn những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến SEO.
  • Hide SEO tools. TẮT vì bạn có thể cần nó trong tương lai, nếu bạn tắt đi sau một thời gian bạn sẽ quên luôn cách mở lại.
  • Hide Useful Links. BẬT vì các link đề nghị bạn xem có thể gây bạn khó chịu.
  • Show Title tag column in post types. BẬT vì bạn cần quan sát tổng thể các bài viết và có thể phát hiện ngay bài viết nào có Title thiếu hoặc chưa ổn.
  • Show Meta description column in post types. BẬT vì cùng lý do như Title.
  • Show Redirection Enable column in post types. TẮT vì ít cần tới và hết không gian hiển thị.
  • Show Redirect URL column in post types. TẮT vì ít cần tới và hết không gian hiển thị.
  • Show canonical URL column in post types. TẮT nếu bạn chỉ xuất bản bài viết chính mình chứ không phải lấy bài viết của những website khác.
  • Show Target Keyword column in post types. BẬT vì từ khoá rất quan trọng, bạn phải luôn nhớ bài viết dùng từ khoá gì.
  • Show noindex column in post types. TẮT vì thực tế noindex sẽ ít dùng, bạn nên tiết kiệm không gian hiển thị.
  • Show nofollow column in post types. TẮT cùng lý do trên.
  • Show total number of words column in post types. BẬT vì giúp bạn hiển thị tổng lượng từ của mỗi bài viết.
  • Show W3C validator column in post types. TẮT vì W3C chỉ cần test đại diện một vài trang, không cần test từng trang một.
  • Show Google Page Speed column in post types. TẮT vì Google Page Spped cũng chỉ nên test đại diện một vài trang.
  • Hide Genesis SEO Metabox. TẮT nếu bạn không dùng theme Genesis.
  • Hide Genesis SEO Settings link. TẮT nếu bạn không dùng theme Genesis.
  • Hide advice in Structured Data Types metabox. BẬT để tránh bực bội khi bài viết nào bạn cố tình không cài đặt schema nhưng vẫn gây rối mắt khó chịu.
  • Security

    Phần này khá đơn giản, những vai trò người dùng nào bạn muốn sử dụng SEOPress bạn chỉ việc bỏ chọn là xong. ngược lại nếu chỉ có một mình, bạn chỉ bỏ chọn Administration là đủ.

    #6. PRO (pro) – Cách SEO website hiệu quả hơn với SEOPress Pro

    **Tất cả tính năng thiếp lập sau đòi hỏi bạn phải có SEOPress PRO để kích hoạt.

    1.Dublin Core (Pro)

    Dublin Core ra đời từ năm 1994 và vẫn còn được sử dụng cho đến nay, tuy nhiên không với sự ra đời của Schema.org (được tạo bởi Google, Microsoft, Yahoo và Yandex) đã khiến Dublin Core không còn được sử dụng phổ biến trên internet.

    Hiện tại Schema đang là con cưng của Google vì vậy trong tất cả các tài liệu của Google về index cũng không hề nhắc đến Dublin Core mà chỉ tập trung vào Schema.

    Tuy nhiên, cũng không có tài liệu hay thông báo nào chắc chắn Google chỉ dùng mỗi Schema. Vì vậy, các chuyên gia tin rằng khi Google quét bài viết của bạn mà thiếu một số thông tin Schema không cung cấp đủ hay tạm thời chưa cung cấp thì khả năng Google sẽ lấy thông tin PHỤ thêm từ Dublin Core.

    Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yandex, Yahoo vẫn dùng thông tin khai báo của Dublin Core để trả về kết quả tìm kiếm chính xác hơn.

    Kích hoạt Dublin Core sẽ không gây hại vì bị trùng lắp với Schema hay thẻ meta của bài viết.

    Các công cụ như Moz có thể phát hiện và đánh giá domain bạn tốt hơn nhờ vào thông tin khai báo chi tiết vì Moz không dùng Schema để thu thập thông tin và đây là nơi Dublin Core phát huy tác dụng.

    2.Schema (Pro) – Cách tuỳ chỉnh Schema Structure để SEO website tốt hơn

    Có thể một số bạn còn khá xa lạ với Schema Markup nhưng rồi bạn sẽ sớm nhận ra rằng nó quan trọng như thế nào, bởi vì Google đang có xu hướng ngày càng dùng Schema để hiểu biết các trang của bạn SÂU hơn.

    Trước đây Google vẫn còn rất hạn chế trong việc phân loại và hiểu bài viết bạn nói về chủ đề gì nên chỉ còn cách dựa vào những thuật toán chung chung để TỰ phân loại và đương nhiên không chính xác.

    Thấy được điểm yếu đó nên Google đã hợp tác cùng với những đối thủ như Bing, Yahoo, Yandex để cùng nhau sử dụng CHUNG một dạng dữ liệu cấu trúc đặc biệt chỉ dành cho các công cụ tìm kiếm trên internet đó là Schema.

    Vì vậy, bài viết nào khai báo và tạo được sơ đồ dữ liệu cấu trúc chính xác và đầy đủ bao nhiêu thì sẽ ngày càng có lợi ở hiện tại và cả tương lai bởi vì Google vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh cách tận dụng dạng dữ liệu này để đưa kết quả tìm kiếm chính xác nhất cho người tìm kiếm.

    Gần đây nhất là Google đã cập nhật loại bỏ KHÔNG hiển thị những dữ liệu cấu trúc thiếu thông tin mà thay vào đó vẫn hiển thị nó nếu Schema bạn cài đặt thiếu sót một ít dưới dạng WARNING (trước kia cứ báo lỗi là xem như schema bạn không thể được thu thập).

    Tìm hiểu thêm Các loại Schema hiện hành mà Google đang chính thức hỗ trợ.

    Có 2 cách dùng Schema với SEOPress Pro đó là cài đặt Schema tự động và Schema thủ công. Đặc biệt là SEOPress Pro còn cho phép bạn dùng Custom Schema. Đây là tính năng độc quyền theo tôi là tuyệt vời nhất.

    Do giới hạn bài viết tôi chỉ có thể giới thiệu sơ về chức này của SEOPress, nếu bạn muốn hướng dẫn chi tiết hơn hãy để lại bình luận bên dưới, có thể tôi sẽ giúp bạn với một bài viết riêng biệt đủ sâu.

    Cài đặt schema markup “tự động” hàng loạt cho tất cả bài viết
    Cài đặt schema markup “tự động” hàng loạt cho tất cả bài viết

    SEOPress cho phép lựa chọn “thủ công” schema cho từng bài viết

    SEOPress cho phép cả custom schema như “How-to” schema

    Chú Ý:

    1. Phải chuyển định dạng ngày blog về Y-M-D trong WordPress Setting General để %%post_date%% và %%post_modified_date%% có thể hoạt động được.
    2. Thêm mã script sau để “đóng” Custom Schema lại.
    <script type="application/ld+json">your custom schema</script> 
     3. Phân biệt cái nào là biến Variable. Schema.org không được thay đổi, ví dụ.
    4. Schema Markeup Script có thể đặt ở <head> tag hay <footer> tag đều được nên bạn không cần phải lo lắng vị trí.

    3.Breadcrumbs

  • Enable Breadcrumbs. TẮT để tránh xung đột với JSON-LD Breadcrumbs.
  • Enable JSON-LD Breadcrumbs. BẬT để thêm Breadcrumb vào bất cứ theme WordPress nào, rất đơn giản. Không nên dùng HTML Breadcrumbs vì sẽ có theme không hỗ trợ và chèn Breadcrumbs phải thêm code vào theme function.
  • Breadcrumbs Separator. Nên chọn > là đẹp nhất.
  • Translation for homepage. Dịch là “Trang chủ”.
  • Translation for “Error 404”. Dịch là “Lỗi 404”.
  • Translation for “Search results for”. Dịch là “Kết quả tìm kiếm”.
  • Translation for “No results”. Dịch là “Không có bài viết”.
  • Remove Posts page. TẮT nếu bạn đang cài đặt trang chủ là “latest posts”, ngược lại nếu bạn điều hướng đến có một trang chủ tĩnh thì nên BẬT.
  • Remove Shop page. TẮT vì bạn không dùng Woocomerce.
  • Disable default breadcrumbs separator. TẮT vì đa số theme sẽ không có tuỳ chọn mặc định dấu phân cách.
  • Dùng JSON-LD để thêm Breadcrumbs vào bất cứ theme nào (thậm chí theme không hỗ trợ breadcumb)

    4.Robot.txt

    Dù gần đây Google đã thông báo sẽ robot.txt sẽ không còn tác dụng trong việc ngăn cản Google BOT thu thập dữ liệu ở những trang bạn đã quy định không no-index.

    Tuy vậy, robot.txt vẫn còn giá trị lớn như cung cấp sitemap cho Google BOT.

    Hữu ích là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách tạo file robot.txt rồi dán vào thư mục gốc (root). Vì vậy, chức năng robot.txt ảo của SEOPress rất tiện lợi, bạn chỉ cần bật và cài đặt như hình sau.

    Thay thế bằng domain của bạn ở Sitemap

    5.404

    Bạn không nên BẬT 404 log vì nó tạo ra rất nhiều spam links kể cả các bài viết đang draft của bạn ở phần broken link trong SEOPress. Chưa biết tại sao, nhưng theo kinh nghiệm dùng bạn không nên bật.

    Cài đặt 404 như hình hướng dẫn sau:

    6.White Label

    Dù tính năng này chỉ hữu ích nếu bạn làm website cho khách hàng nhưng bạn có thể tận dụng tính năng này để bỏ dòng chữ phiền nhiễu “You like SEOPress? Don’t forget to rate it 5 stars!” ở cuối trang của SEOPress.

    Kiểm tra broken link với SEOPress BOT (bản Pro)

    SEOPress BOT dùng để làm gì?

    Nó giúp bạn kiểm tra những link liên kết hỏng (broken link) là những lỗi cực kỳ nghiêm trọng trong SEO vì Google sẽ “phạt trực tiếp” những bài viết có broken link. Không những thế, nó làm giảm trải nghiệm người dùng nghiêm trọng khi được chuyển đến những trang 404 gây hậu quả gián tiếp lên SEO một lần nữa.

    Nguyên nhân gây ra broken link có thể do link liên kết đã bị xoá, chèn sai đường dẫn link liên kết, những trang đích liên kết ngoài đã bị thay đổi địa chỉ URL, tên miền hết hạn,…

    Vì vậy, lâu lâu bạn cần phải kiểm tra lại toàn bộ blog xem có broken link hay không (tốt nhất có lịch định kỳ kiểm tra).

    Không dừng ở việc tìm kiếm broken link, SEOPress còn cung cấp sẵn công cụ để sửa các broken link đó là REDIRECTION với những link nội bộ.

    Với những link liên kết bên ngoài, một khuyết điểm nhỏ là SEOPress BOT chỉ ra cho bạn những trang nào bị hỏng link và link hỏng là gì mà KHÔNG chỉ ra được vị trí của link liên kết hỏng. Bạn phải tự vào trang và tìm link liên kết hỏng để sửa lại cho đúng, mất thời gian một chút.

    SEOPress cần thời gian để quét tất cả website của bạn, nên đừng nóng vội. Tuỳ thuộc vào quy mô website mà BOT có thể quét nhanh hơn hay chậm hơn.

    Nếu bạn muốn quét toàn bộ blog thì bạn nên chọn Find link in: body page.

    Lời kết…

    Thông qua cách cài đặt SEOPress Pro tôi đã ngầm hướng dẫn bạn SEO website hiệu quả hơn.

    Bạn có thể áp dụng một số kiến thức vào các SEO Plugin khác chứ không riêng gì SEOPress.

    Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi bạn tiếp xúc lần đầu với SEOPress.

    Câu hỏi thường gặp

    Tôi đang dùng Yoast SEO, có dễ dàng để chuyển các thiết lập từ Yoast SEO sang SEOPress?

    . SEOPress có sẵn công cụ Tool để hỗ trợ chuyển từ các plugin khác qua với một nút bấm bao gồm Yoast SEO, All in One SEO, The SEO Framework, Rank Math.

    Tôi đã cài đặt và tự thiết lập SEOPress không đúng, giờ cũng không biết cài đặt lại từ đâu?

    Nếu bạn mới và đã vọc SEOPress nhưng cấu hình sai, trước khi làm theo hướng dẫn cấu hình SEOPress như bài viết bạn hãy vào Tool > Reset > Reset Notice để reset lại plugin với cấu hình mặc định ban đầu.

    Nếu tôi không muốn dùng Schema của SEOPress Pro vì tôi thích WPSchema Pro hơn?

    Bạn không cần phải tắt Schema SEOPress Pro vì nó không hề xung đột với WPSchema Pro vì SEOPress cho phép bạn tuỳ chỉnh Schema từng trang web một, nên rất tiện với việc tạo schema cho những trang đơn lẻ cá biệt, đây cũng là khuyết điểm của WPSchema Pro. SEOPress hỗ trợ bạn tốt hơn Schema Pro.

    Tại sao tôi không sử dụng được tính năng Backlink của SEOPress?

    SEOPress hiện tại chỉ cho phép sử dụng API của Majestic và giá của Majestic không hề dễ chịu bắt đầu từ $49/tháng.

    SEOPress Pro dùng được cho không giới hạn website?

    Đúng. Và đó điểm hấp dẫn của SEOPress.

    Bài Review và hướng dẫn được viết bởi Author: Cường Thạch tại Blog CuongThach.com

    Read More